Huyệt Hòa Liêu là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Đông Y, huyệt này có công dụng cải thiện một số bệnh lí Trị mũi viêm, dây thần kinh mặt liệt.., trong cơ thể con người. Vậy huyệt Hòa Liêu ở đâu?
HUYỆT HÒA LIÊU
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Hòa Liêu Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi: Vùng môi, chỗ râu mọc, giống như hạt lúa (hòa). Liêu ý chỉ chỗ lõm, khe hang. Huyệt ở chỗ lõm xương răng (liêu), vì vậy gọi là Hòa Liêu (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác:
Khẩu Hòa Liêu, Trường Điên, Trường Giáp, Trường Liêu, Trường Tân, Tỵ Hòa Liêu.
Xuất xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính:
Huyệt thứ 19 của kinh Đại Trường.
Vị Trí Huyệt Đạo Nằm Ở Đâu?
Huyệt nằm trên đường ngang qua 1/3 trên hoặc 2/3 dưới của rãnh nhân trung, cách đường giữa rãnh 0,5 thốn.
Giải phẫu:
- Dưới da là cơ vòng môi trên, xương hàm trên.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối nhánh dưới hố mắt của dây thần kinh sọ não số V.
Tham khảo thêm
Tác Dụng Huyệt Đạo Trị Bệnh
Thanh tuyên Phế nhiệt, thông tỵ, tỉnh thần.
Chủ trị:
Trị mũi viêm, dây thần kinh mặt liệt, thần kinh mặt co giật.
Cách Châm Cứu Huyệt Vị Trị Bệnh
Châm thẳng hoặc xiên 0,3 – 0,5 thốn.
Phối hợp huyệt:1. Phối Nghênh Hương (Đtr 20) + Ngũ Xứ (Bq 5) + Thượng Tinh (Đc 23) trị mũi nghẹt không ngửi thấy mùi (Châm Cứu Đại Thành).
2. Phối Đoài Đoan (Đc 27) + Lao Cung (Tb.8) trị chảy máu cam (Tư Sinh Kinh).
Tham khảo: Phối Dương Bạch (Đ 14) + Địa Thương (Vi 4) + Khiên Chính + Tứ Bạch (Vi 2) trị thần kinh mặt tê, liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Cứu huyệt này làm cho mắt bị mờ (Loại Kinh Đồ Dực).
“Để phân biệt với Hòa Liêu (Đtr 19) ở mũi, người ta còn gọi huyệt này là Tỵ Hòa Liêu” (Châm Cứu Du Huyệt Đồ) hoặc Khẩu Hòa Liêu (Trung Y Cương Mục).
Tham khảo thêm
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi về huyệt đạo, sẽ là kiến thức hữu ích đối với mọi người, từ đó có những cách châm cứu huyệt vị chính xác hơn để có thể cải thiện tình hình bệnh lý cơ thể.