Huyệt Thần Đình là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị đầu đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu, động kinh, tim đập hồi hộp… Trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Thần Đình nằm ở đâu?
HUYỆT THẦN ĐÌNH
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Thần Đình Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Thần Đình đó là Não là phủ của nguyên thần, Huyệt ở vị trí chính giữa phía trước tóc, coi như cửa của đình, vì vậy gọi là Thần Đình (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Phát Tế.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
- Huyệt thứ 24 của mạch Đốc.
- Huyệt Hội của mạch Đốc với kinh Bàng Quang.
Vị Trí Huyệt Thần Đình Ở Đâu?
Ở sau chân tóc trán 0,5 thốn. Nơi người trán hói, lấy ở huyệt Ấn Đường thẳng lên 3,5 thốn.
Tham khảo thêm
Giải phẫu
Dưới da là cân sọ dưới cân sọ là xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng Huyệt Đạo
Bình Can, tức phong, ninh tâm, an thần.
Chủ trị
Trị đầu đau, mũi nghẹt, mũi chảy máu, động kinh, tim đập hồi hộp, mắt đau đỏ, chảy nước mắt, mắt có màng.
Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh
Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2 – 0,5 thốn. Cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt:
1. Phối Bá Hội (Đc 20) trị sốt rét (Giáp Ất Kinh).
2. Phối Thủy Câu (Đc 26) trị đầu đau, suyễn khát, mắt không nhìn rõ (Thiên Kim Phương).
3. Phối Chí Âm (Bq 67) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Môn (Bq 12) + Thông Cốc (Bq 66) + Toàn Trúc (Bq 2) trị mũi chảy nước xanh (Thiên Kim Phương).
4. Phối Thượng Tinh (Đc 23) + Tín Hội (Đc 22) trị đầu đau, chóng mặt (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Đô (Ty.2) + Ngư Tế (P.10) + Thượng Quan (Đ.3) + Thúc Cốt (Bq 65) + Y Hy (Bq 45) trị chóng mặt (Tư Sinh Kinh).
6. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Tố Liêu (Đc 27) trị động kinh (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Bá Hội (Đc 20) [ra máu] + Thượng Tinh (Đc 23) + Tiền Đình (Đc 21) + Tín Hội (Đc 22) trị mắt sưng, mắt có mộng thịt, lưng đau cứng, đầu nhức, bìu dái lở ngứa (Nho Môn Sự Thân).
8. Phối Thái Dương + Thượng Tinh (Đc 23) + Tiền Đỉnh (Đc 21) + Tình Minh (Bq 1) trị mắt sưng đỏ, mắt đau (Châm Cứu Học Giản Biên).
9. Phối Can Du (Bq 18) + Ngọc Chẩm (Bq 9) + Ty Trúc Không (Ttu 23) trị mắt trợn ngược [trực thị] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Ghi chú
Không châm sâu vào xương. Lỡ ngộ châm gây ra mắt mờ, cuồng, châm kích thích mạnh huyệt Tích Trung (Đc 6) để hóa giải (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
Tham khảo thêm
Kết luận
Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.