Huyệt Giao Tín

Vị trí: Đang cập nhật
Tác dụng: Đang cập nhật
Rate this huyet-dao

Huyệt Giao Tín là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị kinh nguyệt rối loạn, băng lậu, tiêu chảy, táo bón,… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Giao Tín nằm ở đâu?

HUYỆT GIAO TÍN

Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Giao Tín Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Giao Tín đó là: Giao = mối quan hệ với nhau. Tín = chắc chắn. Kinh nguyệt đúng chu kỳ gọi là giao tín. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt đúng chu kỳ và làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, vì vậy gọi là Giao Tín (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Nội Cân.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 8 của kinh Thận.
  • Khích huyệt của Âm Kiều Mạch.

Vị Trí Huyệt Giao Tín Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Giao Tín Ở Đâu?

Huyệt Thái Khê (Th 3) đo lên 2 thốn, trước huyệt Phục Lưu 0,5 thốn, cạnh bờ sau trong xương chầy.

Tham khảo thêm

  1. Huyệt Tam Âm Giao
  2. Huyệt Âm Giao
  3. Huyệt Nhật Nguyệt

Giải phẫu

  • Dưới da là khe giữa gân cơ gấp dài ngón chân cái và gân cơ gấp dài các ngón chân, mặt sau đầu dưới xương chầy.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.

Tác Dụng Huyệt Đạo

Bổ thận, điều lý 2 mạch Xung, Nhâm, thanh nhiệt, trừ thấp, điều hoà khí huyết.

Chủ trị

Trị kinh nguyệt rối loạn, băng lậu, tiêu chảy, táo bón, cẳng chân sưng đau.

Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

Châm thẳng 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt:

1. Phối Đại Cự (Ty.27) + Khúc Cốt (Nh 2) + Trung Đô (C.6) trị chứng hồ sán [sán khí] (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Âm Cốc (Th 10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) trị phụ nữ bị lậu huyết (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Hội Dương (Bq.35) trị phụ nữ bị rong kinh, tiểu khó (Bách Chứng Phú).

Tham khảo

“Bệnh ở mạch Xung Dương gây đau thắt lưng lan đến cổ và ngực, nếu bệnh nặng kèm cảm giác xương sống như gãy, lưỡi cứng, nói khó, mắt mờ, phải châm huyệt Giao Tín và Nhiên Cốc (Thiên ‘Thích Yêu Thống – Tố Vấn.41, 12).

“Gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất trên động vật thực nghiệm: Nếu châm huyệt Nội Quan (Tb 6) thì tần số tim nhanh lên và đều lại. Nếu châm Giao Tín (Th 8) thì tần số tim chậm lại và loạn nhịp hơn” (Bệnh Viện Nhân Tế thuộc Học Viện Y Học Thượng Hải).

Tham khảo thêm

Kết luận

Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.