Huyệt Thông Cốc là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như Trị nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau, thần kinh liên sườn đau,… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Thông Cốc ở đâu?
HUYỆT THÔNG CỐC
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Thông Cốc Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt ở vùng bụng, nơi thức ăn đi qua (thông), thịt ở vùng huyệt giống hình cái hang (cốc), vì vậy gọi là Thông Cốc (Trung Y Cương Mục).
Tên Gọi Khác
Phúc Thông Cốc.
Xuất Xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính
- Huyệt thứ 20 của kinh Thận.
- Huyệt giao hội với Xung Mạch.
Tham khảo thêm
Vị Trí Huyệt Vị Ở Đâu?
Rốn đo lên 5 thốn (huyệt Thượng Quản (Nh 13) ra ngang 0,5 thốn.
Giải Phẫu
- Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, dạ dày.
- Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
Tác Dụng Huyệt Thông Cốc Là Gì?
Sơ lợi Can Đởm, hành khí, khai khiếu.
Chủ Trị
Trị nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau, thần kinh liên sườn đau, hồi hộp.
Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 10 – 20 phút.
Phối hợp với các huyệt vị khác có công dụng chữa bệnh như:
1. Phối Cự Khuyết (Nh 14) + Trung Quản (Nh 12) + Tâm Du (Bq 15) + Chiên Trung (Nh 17) + Thần Phủ trị tâm thống (Thiên Kim Phương).
2. Phối Chương Môn (C 13) trị hay lo sợ (Tư Sinh Kinh)
3. Cứu Thông Cốc (Bq 66) 100 tráng + Đại Trường Du (Bq 25) + Thúc Cốt (Bq 65) trị đồi sán, tiểu trường thống (Thần Cứu Kinh Luân).
Ghi chú:
Không châm khi có thai nhiều tháng.
Tham khảo thêm
Kết luận
Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.