Huyệt Bách Hội

Huyệt Bách Hội

Huyệt Bách Hội theo Y Học Cổ Truyền huyệt đạo này có công dụng Trị đỉnh đầu nhức, trực tràng sa, mũi nghẹt,…Nhờ những đặc tính này, huyệt đạo được ứng dụng rộng rãi trong châm cứu và dưỡng sinh.

HUYỆT BÁCH HỘI

Hãy cùng Y Cổ Truyền tìm hiểu về vị trí, cách tác động cũng như phương pháp châm cứu huyệt Bách Hội này dưới bài viết sau đây nhé!

Huyệt Bách Hội Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Bách Hội đó là: Huyệt là nơi các (nhiều = bách) các đường kinh Dương họp lại (hội) vì vậy gọi là Bách Hội.

Tên gọi khác

Bá Hội, Duy Hội, Điên Thượng, Nê Hoàn Cung, Qủy Môn, Tam Dương, Tam Dương Ngũ Hội, Thiên Mãn, Thiên Sơn.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 20 của mạch Đốc.
  • Huyệt Hội của mạch Đốc với 6 kinh Dương.

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

Gấp 2 vành tai về phía trước, huyệt ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc giữa đầu và đường ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy 1 khe xương lõm xuống.

Xem thêm tại đây:

  1. Huyệt Nhân Trung
  2. Huyệt Bách Lao

Giải phẫu

  • Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác Dụng Huyệt Đạo Là Gì?

Khai khiếu, định thần, bình Can, tức phong, thăng dương, hồi dương cố thoát, cử dương khí bị hạ hãm, tiềm Can dương, thanh thần chí, tiết nhiệt nung nấu ở các kinh dương.

Chủ trị

Trị đỉnh đầu nhức, trực tràng sa, mũi nghẹt, đầu nặng, hay quên, điên cuồng, hôn mê, lạnh người, tai ù, mắt hoa, hồi hộp, mất ngủ.

Cách Châm Cứu Huyệt Đạo Chính Xác

Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2 – 1 thốn. Cứu 10 – 20 phút.

Phối hợp huyệt bách hội

1. Phối Dịch Môn (Ttu 2) + Thần Đạo (Đc 11) + Thiên Tĩnh (Ttu 10) trị hồi hộp, lo sợ (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Não Không (Đ 19) + Thiên Trụ (Bq 10) trị chứng đầu phong (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Đại Trường Du (Bq 25) + Trường Cường (Đc 1) trị trẻ nhỏ bị thoát giang (Châm cứu Đại Thành).

4. Phối Cưu Vĩ (Nh 15) + Trường Cường (Đc 1) trị trực tràng sa (Châm cứu Đại Thành).

5. Phối Thủy Câu (Đc 26) trị hay cười (Châm cứu Đại Thành).

6. Phối Hậu Đỉnh (Đc 19) + Hợp Cốc (Đtr 4) trị đầu gáy đau (Châm cứu Đại Thành).

7. Phối Kinh Cừ (P 8) + Tiền Cốc (Ttr 2) trị sốt rét (Châm cứu Đại Thành).

8. Phối Giải Khê (Vi 41) trị động kinh (Châm cứu Đại Thành).

9. Phối Côn Lôn (Bq 60) + Ty Trúc Không (Ttu 23) trị trẻ nhỏ bị động kinh (Châm cứu Đại Thành).

10. Phối Trường Cường (Đc 1) trị trực tràng sa (Châm cứu Đại Thành).

11. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Thượng Tinh (Đc 23) trị giữa đầu đau (Châm cứu Đại Thành).

12. Phối Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị Tâm hư, kinh sợ, tâm thần không yên (Châm cứu Tập Thành).

13. Phối Gian Sử (Tb.5) + Phục Lưu (Th 7) + Âm Cốc (Th 10) trị cuồng (Loại Kinh Đồ Dực).

14. Phối cứu Đản Trung (Nh 17) + Khí Hải (Nh 6) + Nhân Trung (Đc 26) trị chứng quyết nghịch (Loại Kinh Đồ Dực).

15. Phối Cưu Vĩ (Nh 15) trị kiết lỵ (Linh Quang Phú).

16. Phối Tín Hội (Đc 22) trị trúng phong đột ngột (Ngọc Long Kinh).

17. Phối Thái Xung (C 3) + Chiếu Hải (Th 6) + Âm Giao (Nh 7) trị bịnh ở họng (Tịch Hoằng Phú).

18. Phối cứu Cưu Vĩ (Nh 15) trị trẻ nhỏ bị thoát giang nặng (Tịch Hoằng Phú).

19. Phối Ấn Đường + Đại Đôn (C 1) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Trung Quản (Nh 12) + Trung Xung (Tb.9) trị trẻ nhỏ bị cấp kinh phong (Châm cứu Đại Toàn).

20. Phối cứu Kiên Ngung (Đtr 15) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tuyệt Cốt (Đ 39) + Phát Tế (Nk). Bệnh bên trái cứu bên phải và ngược lại trị di chứng trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).

21. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr 11) + Kiên Tĩnh (Đ 21) + Phong Trì (Đ 20) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị phong trúng tạng phủ (Vệ Sinh Bảo Giám).

22. Phối Hoàn Khiêu (Đ 30) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 11) + Kiên Ngung (Đtr 15) + Tuyệt Cốt (Đ 39) để ngừa trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).

23. Phối Thận Du (Bq 23) + Tỳ Du (Bq 20) trị tiêu chảy lâu ngày gây ra hoạt thoát, hạ hãm (Thần Cứu Kinh Luân).

24. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Phong Trì (Đ 20) + Khúc Trì (Đtr 11) + Hợp Cốc (Đtr 4) trị ngoại cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm cứu).

25. Phối Khí Hải (Nh 6) + Thần Khuyết (Nh 8) + Thiên Xu (Vi 25) trị cửu lỵ, dương hư, tiêu chảy không cầm (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

26. Phối Đại Chùy (Đc 14) trị nóng trong xương, răng khô (Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).

27. Phối Thận Du (Bq 23) + Quan Nguyên (Nh 4) + Dũng Tuyền (Th 1) trị Thận hư, đầu phong (Trung Hoa Châm cứu Học).

28. Phối Mệnh Môn (Đc 4) + Trung Liêu (Bq 33) + Quan Nguyên (Nh 4) trị tiểu không tự chủ (Trung Quốc Châm cứu Học.)

29. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Tâm Du (Bq 15) + Thần Môn (T.7) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị hay quên (Châm cứu Học Thủ Sách).

30. Phối Chiếu Hải (Th 6) + Đại Hách (Th 12) + Duy Đạo (Đ 28) + Khí Hải (Nh 6) + Thái Xung (C 3) trị tử cung sa (Tứ Bản Giáo Tài Châm cứu Học).

31. Phối Dũng Tuyền (Th 1) + Thần Môn (T.7) + Tứ Thần Thông trị chóng mặt do hư chứng (Châm cứu Học Thượng Hải).

32. Phối Cưu Vĩ (Nh 15) + Dũng Tuyền (Th 1) + Tam Lý [Túc] (Vi 36) trị trúng phong (Châm cứu Học Thượng Hải).

33. Phối Thượng Tinh (Đc 23) [cứu] trị chóng mặt, sợ lạnh (Châm cứu Học Thượng Hải).

34. Phối Thận Du (Bq 23) + Tỳ Du (Bq 21) [cứu] + Yêu Nhãn trị trực tràng sa (Châm cứu Học Thượng Hải).

35. Phối Thận Du (Bq 23) [cứu] trị tai ù (Châm cứu Học Thượng Hải).

36. Phối Phong Môn (12) [cứu] + Thông Thiên (Bq 7) + Thượng Tinh (Đc 23) trị mũi chảy nước không cầm (Châm cứu Học Thượng Hải).

37. Phối Trung Quản (Nh 12) [cứu] trị tử cung sa (Châm cứu Học Thượng Hải).

38. Phối Tỳ Du (Bq 20) [cứu] trị trẻ nhỏ khóc đêm (Châm cứu Học Thượng Hải).

39. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Khúc Trì (Đtr 11) + Phong Phủ (Đc 16) trị não viêm, người cứng như gỗ (Châm cứu Học Thượng Hải).

40. Phối Nhân Trung (Đc 26) + Nội Quan (Tb.6) trị hôn mê (ngất) (Châm cứu Học Thượng Hải).

41.Phối Ấn Đường + Thái Dương + Hợp Cốc (Đtr 4) trị đầu đau (Châm cứu Học Thượng Hải).

42.Phối Trường Cường (Đc 1) + Thừa Sơn (Bq 57) trị trực tràng sa (Châm cứu Học Thượng Hải).

43.Phối Duy Bào + Khí Hải (Nh 6) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị tử cung sa (Châm cứu Học Thượng Hải).

44.Phối Nhân Trung (Đc 26) trị trụy mạch (Châm cứu Học Thượng Hải)

Tham khảo

“Bệnh cuồng không nhận biết người, bệnh điên phong loạn: cứu Bách Hội 9 tráng” (Thiên Kim Phương).

“Bách Hội trị trúng phong, Tâm phiền, hồi hộp, hay quên“ (Đồng Nhân Du Huyệt Châm cứu Đồ Kinh).

“Bệnh lâu ngày, khí tiết: cứu Bách Hội 3 tráng” (Đan Khê Tâm Pháp).

“Tạng độc: cứu Bách Hội” (Cứu Pháp Bí Truyền).

“Châm trị phong: dùng Phong Phủ (Đc 16) + Bá Hội (Đc 20). Trị phong thường dùng 2 huyệt này nhưng có điểm khác biệt: Bá Hội thiên trị nội phong (Can phong). Phong Phủ thiên trị ngoại phong, não phong (Hành Châm Chỉ Yếu Ca).

“Tả Bá Hội + bổ Âm Lăng Tuyền (Ty 9) có tác dụng giống như bài Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang trong sách Y Học Tâm Phương (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

“Phối bổ Hợp Cốc (Đtr 4) + Túc Tam Lý (Vi 36) có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm, giống tác dụng của bài Bổ Trung Ích Khí Thang [Tỳ Vị Luận] (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

Ghi chú

Da đầu mỏng, cần cẩn thận khi cứu vì dễ gây bỏng. Ngoài ra không nên cứu nhiều vì có thể làm cho hỏa khí đi lên gây ra đầu nhức, chóng mặt, tai ù.
– Tránh châm vào xương sọ.

Xem thêm tại đây:

Kết luận 

Tóm Lại, Huyệt Bách Hội là một huyệt đạo quan trọng, người bệnh nên tìm đến những cơ sở Y Học uy tín để có thể điều trị tốt nhất, tránh những trường hợp tự châm cứu tại nhà gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *