Là huyệt thứ 12 của Mạch Đốc, trong Đông Y huyệt Thân Trụ dùng để điều trị một số bệnh như đau nhức lưng, ho, sốt ở trẻ nhỏ,..Nếu được tác động đúng cách sẽ có những hiệu quả rõ rệt đối với sức khỏe cơ thể.
HUYỆT THÂN TRỤ
Vậy vị trí huyệt đạo ở đâu? Cách châm cứu huyệt Thân Trụ như thế nào? Hãy cùng Y Cổ Truyền tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!
Huyệt Thân Trụ Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi đó là: Trụ = nhánh của cột sống. Huyệt ở tại phần trên cột sống, ngang 2 bên là 2 vai, như 2 nhánh của cơ thể, vì vậy gọi là Thân trụ (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Hòa Lợi Khí, Trần Khí.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 12 của mạch Đốc.
Xem thêm: Huyệt Kiên Tỉnh
Vị Trí Huyệt Đạo
Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 3.
Giải phẫu
- Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trám (hoặc cơ thoi), cơ gối cổ, cơ gai dài của lưng, cơ ngang – gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống .
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ, các nhánh 2 thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.
Xem thêm:
Tác Dụng Huyệt Thân Trụ
Sơ phong, tán hàn, thư cân, hoạt lạc, thanh đầu, minh mục, chỉ thống.
Chủ trị
Trị lưng cứng đau, sợ hãi, hồi hộp, hay quên, ho, trẻ nhỏ co giật, sốt kèm sợ lạnh, uốn ván, chắp lẹo.
Châm Cứu Huyệt Đạo
Châm chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 3–4, sâu 0,3–1 thốn. Cứu 10–15 phút.
Xem thêm: Huyệt Khí Hải Du
Phối hợp huyệt
1. Phối Bản Thần (Đ.13) trị điên (Bách Chứng Phú).
2. Phối Cao Hoang (Bq 43) + Đào Đạo (Đc 13) + Phế Du (Bq 13) trị suy nhược do ngũ lao, thất thương (Càn Khôn Sinh Ý).
3. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Đào Đạo (Đc 13) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20), dùng thủ pháp Thấu Thiên Lương + Thiếu Thương (P.11) [ra máu] trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Tập Cẩm).
4. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Đàn Trung (Nh 17) + Phế Du (Bq 13) + Thiên Đột (Nh 22) trị ho (Châm Cứu Học Giản Biên).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Linh Đài (Đc 10) + Ủy Trung (Bq 40) [xuất huyết] trị đinh nhọt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Đại Chùy (Đ.14) + Phong Môn (Bq 12) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Quan Nguyên (Nh 4) + cứu Túc Tam Lý (Vi 36) trị còi xương (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Phế Du (Bq 13) trị khí quản viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
9. Phối Ủy Trung (Bq 40) trị đinh nhọt mới phát (Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Mệnh Môn (Đc 4) trị trẻ nhỏ bị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11. Phối Can Du (Bq 18) + Cân Súc (Đc 8) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị trẻ nhỏ bị tê liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Xem thêm: Huyệt Ủy Trung
Tham khảo
“Thân Trụ trục ho” (Ngọc Long Ca).
Ghi chú
Thân Trụ là 1 trong những yếu huyệt của phái Trạch Điền (Châm Cứu Chân Tủy), thường dùng cứu để trị đầu đau kinh niên, chóng mặt, suyễn, động kinh, trẻ nhỏ bị cam tích, trực tràng sa.
Hy vọng qua những thông tin trên của Y Cổ Truyền, mọi người đã hiểu rõ vị trí cũng như cách châm cứu huyệt vị Thân Trụ, từ đó có những cách tác động chính xác để cải thiện tình hình sức khỏe.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: