Huyệt Thiếu Phủ

Huyệt Thiếu Phủ

Huyệt Thiếu Phủ là một huyệt đạo quan trọng trong Đông Y. Huyệt thiếu phủ có tác dụng chữa trị một số bệnh lý liên quan đến tim, đồng thời còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Vậy vị trí huyệt thiếu phủ nằm ở đâu trên cơ thể người?

HUYỆT THIẾU PHỦ

Bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về huyệt đạo này, mời mọi người cùng kham khảo!

Huyệt Thiếu Phủ Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Thiếu = thiếu âm; Phủ = nơi cư trú của thần khí, vì vậy gọi là Thiếu Phủ (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Đoài Cốt.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính:

Huyệt thứ 8 của kinh Tâm.

Huyệt Vinh (Huỳnh) của kinh Tâm, thuộc hành Hỏa.

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Thiếu Phủ Ở Đâu?

 

Trong lòng bàn tay, giữa xương bàn tay thứ 4 và 5, huyệt nằm trên đường văn của lòng bàn tay.

Giải phẫu

  • Dưới da là cân gan tay giữa, cơ giun, bờ trong gân gấp ngón 4 của cơ gấp chung nông và sâu, cơ gian cốt gan tay và gian cốt mu tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay 4.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Huyệt Thiếu Phủ Có Tác Dụng Gì?

An thần, điều khí, lợi thấp.

Chủ trị

Trị lòng bàn tay nóng, hồi hộp, thấp tim, tiểu dầm, tiểu không thông, nhịp tim không đều.

Cách Châm Cứu Huyệt Đạo Chính Xác

Châm thẳng sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.

Phối hợp huyệt với các huyệt đạo khác có công dụng chữa bệnh như:

1. Phối Chi Câu (Ttu 6) trị giữa hõm vai (Khuyết Bồn) có khí tụ như cục thịt u (Thiên Kim Phương).

2. Phối (Túc) Tam Lý (Vi 36) trị tiểu không thông (Thiên Kim Phương).

3. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Nội Quan (Tb.6) + Thông Lý (Tm.5) trị thiểu năng động mạch vành, nhịp tim không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4. Phối Gian Sử (Tb.5) + Khích Môn (Tb.4) + Khúc Trạch (Tb.3) trị phong thấp do tim (thấp tim) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Tham khảo

“Bộ phận sinh dục tự nhiên đau, tiểu dầm chọn Thiếu Phủ (Tm.8), thoái vị bẹn: chọn Thiếu Phủ” (Thần Cứu Kinh Luân).

Lưu ý khi tác động lên huyệt thiếu phủ

  • Không thực hiện châm cứu, bấm huyệt thiếu phủ cho người bệnh vừa uống rượu bia, người bệnh đang bị sốt hoặc đang mắc các bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao.
  • Trường hợp bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tác động lên huyệt thiếu phủ.
  • Không tác động huyệt đạo để trị bệnh cho phụ nữ mang thai, người bệnh tim mạch, tăng huyết áp.
  • Khi châm cứu huyệt thiếu phủ, để đảm bảo an toàn bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín, có chuyên môn và kinh nghiệm để xác định chính xác vị trí huyệt thiếu phủ trước khi thực hiện chữa trị bệnh.
  • Cần kiên trì áp dụng các phương pháp trị liệu với huyệt thiếu phủ trong thời gian dài để mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Khi trị bệnh, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Qua những thông tin trên của chúng tôi, mọi người đã hiểu rõ hơn về huyệt đạo Thiếu Phủ và có những cách tác động chính xác để có thể cải thiện tình hình bệnh lí.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *