Huyệt Bách Lao là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị cổ vẹo, gáy cứng đau, lao hạch cổ, lao phổi,… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Bách Lao nằm ở đâu?
HUYỆT BÁCH LAO
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Bách Lao Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Bạch Lao đó là: Huyệt có tác dụng trị các (bách) chứng lao, vì vậy gọi là Bách Lao.
Xuất xứ
Châm cứu Học Thượng Hải.
Đặc tính
Kỳ Huyệt.
Vị Trí Huyệt Bách Lao Ở Đâu?
Khe đốt sống cổ 7 và đốt sống lưng 1 (C7– D1, tức là huyệt Đại Chùy) đo lên 2 thốn rồi đo ngang mỗi bên 1 thốn.
Tham khảo thêm:
Chủ trị
Trị cổ vẹo, gáy cứng đau, lao hạch cổ, lao phổi, thần kinh suy nhược.
Phối hợp huyệt:
1. Phối bổ Hợp Cốc (Đtr 4) + tả Nội Đình (Vi 44) + tả Phục Lưu (Th 7). Trị thương hàn không có mồ hôi (Châm cứu Đại Thành).
2. Phối Hậu Khê (Ttr 3) + Khúc Trì (Đtr 4) trị lạnh run nhiều mà nóng sốt ít (Châm cứu Đại Thành).
3. Phối Dũng Tuyền (Th 1) + Khúc Trì (Đtr 11) + Tuyệt Cốt (Đ 39 trị phát cuồng (Châm cứu Đại Thành).
4. Phối Chí Dương (Đc 9) + Công Tôn (Ty 4) + Trung Quản (Nh 12) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Uyển Cốt (Ttr 4). Trị hoàng đản, tay chân đều sưng, mồ hôi vàng cả áo (Châm cứu Đại Thành).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Phong Phủ (Đc 16) + Thượng Tinh (Đc 21). Trị chảy máu cam không cầm (Châm cứu Đại Thành).
6. Phối Liệt Khuyết (P 7) + Phế Du (Bq 13) + Trung Quản (Nh 12) trị ho đờm mầu đỏ (Thần Cứu Kinh Luân).
7. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 11) + Thập Tuyên + Túc Tam Lý (Vi 36) + Ủy Trung (Bq 40) trị cảm nắng, hoắc loạn (Thần Cứu Kinh Luân).
Tham khảo thêm:
Kết luận
Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.