Huyệt Bát Liêu là huyệt trong Y Học Cổ Truyền thường tác động lên huyệt này để điều trị các bệnh lí Trị bệnh ở bàng quang, bệnh ở bộ phận sinh dục,…
HUYỆT BÁT LIÊU
Bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền sẽ giải đáp những câu hỏi của bạn đọc về vị trí, công dụng cũng như cách châm cứu huyệt Bát Liêu hiệu quả, mời mọi người cùng kham khảo!
Huyệt Bát Liêu Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Bát Liêu đó là: Có 8 (bát) huyệt ở gần (liêu) bên cạnh xương cùng, vì vậy gọi là Bát Liêu.
Xuất xứ
Châm cứu Học Thượng Hải.
Đặc tính
Thuộc kinh Bàng quang.
Vị Trí Huyệt Bát Liêu Nằm Ở Đâu?
Gồm 8 huyệt: Thượng Liêu (Bq 31), Thứ Liêu (Bq 32), Trung Liêu (Bq 33), Hạ Liêu (Bq 34). [Xem chi tiết từng huyệt].
Xem thêm:
Tác Dụng Huyệt Đạo Là Gì?
Lý hạ tiêu, kiện yêu (làm mạnh lưng), kiện thoái (làm mạnh đùi).
Chủ trị
Trị bệnh ở bàng quang, bệnh ở bộ phận sinh dục, bệnh đường tiểu, vùng xương cùng đau.
Cách Châm Cứu Chính Xác
Châm thẳng, sâu 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 7 tráng. Ôn cứu 5 – 20 phút.
Phối hợp huyệt:
1. Phối Quan Nguyên (Nh 4) thấu Trung Cực (Nh 3) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị thống kinh (Châm cứu Học Thượng Hải).
2. Phối Huyết Hải (Ty 10) + Khí Hải (Nh 6) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tử Cung trị tử cung xuất huyết do chức năng (Châm cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Thừa Sơn (Bq 57) + Trường Cường (Đc 1) trị hậu môn bị rò (Châm cứu Học Thượng Hải).
4. Hợp Cốc (Đtr 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thứ Liêu (Bq 32) + Thượng Liêu (Bq 31) có tác dụng thúc đẻ [dục sinh] (Châm cứu Học Thượng Hải).
Tham khảo
“Lưng đau không thể xoay chuyển, đau lan đến dịch hoàn: châm Bát Liêu và trên chỗ đau” (Tố Vấn 60,11).
Ghi chú
- Châm đắc khí thấy có cảm giác căng tức ở vùng sống cùng, có khi lan xuống chi dưới.
- Khi châm, nên nằm sấp cho dễ lấy huyệt và dễ châm.
Xem thêm:
Kết luận
Tóm lại, để được chữa trị tốt nhất, người bệnh nên đến những cơ sở chữa trị uy tín để được điều trị tốt nhất, tránh những trường hợp tự châm cứu, huyệt đạo tại nhà gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.