Huyệt Hoa Cái

Vị trí: Đang cập nhật
Tác dụng: Đang cập nhật
5/5 - (1 bình chọn)

Huyệt Hoa Cái trong y học cổ truyền có tác dụng rất lớn trong việc điều trị các bệnh về ngực đau, ho suyễn,…Vậy bạn đã biết gì về huyệt đạo quan trọng này chưa?

HUYỆT HOA CÁI

Vị trí huyệt Hoa Cái ở đâu? Cách châm cứu như thế nào? Hãy cùng Y Cổ Truyền tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!

Huyệt Hoa Cái Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Hoa Cái đó là: Hoa = vật để trang trí. Cái = cái lọng (dù) che. Phế được coi là cái lọng che của ngũ tạng. Ngày xưa, hoa cái là cái lọng dùng để che trên xe của vua khi vua đi du hành. Tâm được ví như vua (quân) trong số các tạng phủ, và được Phế che chở như cái lọng. Huyệt cũng có tác dụng giúp Phế khí được giáng xuống, làm giảm bớt khó thở (hen suyễn), vì vậy, gọi là Hoa Cái (Trung Y Cương Mục).

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

Huyệt thứ 20 của Mạch Nhâm.

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa 2 khớp xương ức.

Xem thêm:

  1. Huyệt Khí Xá
  2. Huyệt Liệt Khuyết
  3. Huyệt Khích Môn

Giải phẫu

Dưới da là xương ức, chỗ tiếp nối đầu xương ức với thân xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

Tác Dụng Của Huyệt Đạo Là Gì?

Khoan hung, lợi cách, thanh phế, chỉ khái.

Chủ trị

Trị ngực đau, ho suyễn.

Cách Châm Cứu Chính Xác Huyệt Đạo

Châm xiên, sâu 0,3 – 1 thốn. Cứu 5 – 20 phút.

Phối Hợp Với Các Huyệt Đạo Khác

1. Phối Khí Hộ (Vi 13) trị ngực sườn đau tức (Bách Chứng Phú).

2. Phối Chiên Trung (Nh 17) + Khí Hải (Nh 6) + Kỳ Môn (C 14) + Nhũ Căn (Vi 17) + Thiên Đột (Nh 22) + Toàn Cơ (Nh 21) trị suyễn (Thần Cứu Kinh Luân).

Ghi chú

Xương ức mềm, do đó, cần thận trọng khi châm.

Xem thêm:

Kết luận

Qua những thông tin trên của chúng tôi, bạn đọc đã có thêm hiểu biết về huyệt đạo này từ đó có những cách châm cứu chính xác để cải thiện tình hình sức khỏe.