Huyệt Chiếu Hải

Huyệt Chiếu Hải

Huyệt Chiếu Hải là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Đông Y, huyệt này có công dụng cải thiện một số bệnh lí như: Trị kinh nguyệt rối loạn, tử cung sa, thần kinh suy nhược,… nếu như được day bấm huyệt chính xác. Vậy vị trí Huyệt Chiếu Hải ở đâu?

HUYỆT CHIẾU HẢI

Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Chiếu Hải Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Chiếu = ánh sáng rực rỡ; Hải = biển, ý chỉ chỗ trũng lớn. Khi ngồi khoanh 2 bàn chân lại với nhau thì ở sẽ thấy chỗ trũng (hải) ở dưới mắt cá chân trong. Huyệt cũng có tác dụng trị bệnh rối loạn ở mắt, vì vậy, gọi là Chiếu Hải (Trung Y Cương Mục).

Chiếu có nghĩa là ánh sáng đi đến, huyệt này trị bệnh ở mắt. Hải là nơi hội tụ của nhiều dòng suối nhỏ, ý nói huyệt có tác dụng trị bệnh về mắt một cách rộng rãi như biển vậy” (Khổng Huyệt Mệnh Danh Đích Thiển Thuyết).

Tên gọi khác

Âm Kiều, Thái Âm Kiều.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 6 của kinh Thận.
  • Huyệt mở của Âm Kiều Mạch, nơi mạch Âm Kiều phát sinh.
  • 1 trong Bát Hội (Giao Hội) Huyệt của Túc Thiếu Âm với mạch Âm Kiều.

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Chiếu Hải Ở Đâu?

Ở chỗ lõm ngay dưới mắt cá trong cách 01 thốn, khe giữa gân cơ cẳng chân sau và cơ gấp các ngón chân.

Giải phẫu huyệt vị Chiếu Hải

  • Dưới da là khe giữa gân cơ cẳng chân sau và gân cơ gấp dài các ngón chân, sau mỏm chân đế, gót của xương gót.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
    Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

Tham khảo thêm

  1. Huyệt Nhiên Cốc
  2. Huyệt Âm Giao
  3. Huyệt Tam Âm Giao

Tác Dụng Huyệt Chiếu Hải

Thông kinh, hòa Vị, thanh nhiệt, định thần.

Chủ trị

Trị kinh nguyệt rối loạn, tử cung sa, thần kinh suy nhược, động kinh, họng viêm.

Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Ngoài ra, khi phối hợp huyệt Chiếu Hải với các huyệt vị khác có công dụng chữa bệnh như:

1. Phối Hội Âm (Nh1) + Thái Uyên (P 9) + Tiêu Lạc (Ttu.12) trị đau nhức do phong hàn (Giáp Ất Kinh).

2.Phối Khúc Tuyền (C 8) + Thủy Tuyền (Th 5) trị tử cung sa (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Âm Giao (Nh 7) + Bá Hội (Đ 20) + Thái Xung (C 3) trị họng đau (Châm cứu Tụ Anh).

4. Phối Chương Môn (C 13) + Thái Bạch (Ty 3) trị táo bón (Châm cứu Đại Thành).

5. Phối Cưu Vĩ (Nh 15) + Tâm Du (Bq 15) trị động kinh (Châm cứu Đại Thành).

6. Phối Thân Mạch (Bq 62) trị bệnh ở mắt cá chân (Châm cứu Đại Thành).

7. Phối Ẩn Bạch (Ty 1) + Khí Hải (Nh 6) + Nội Đình (V1.44) + Nội Quan (Tb 6) + Thiên Xu (Vi 25) trị xích lỵ (Châm cứu Đại Thành).

8. Phối Ngoại Quan (Ttu.5) trị thai không xuống (Tiêu U Phú).

9. Phối Chi Câu (Ttu.6) trị táo bón (Ngọc Long Ca).

10. Phối Nội Quan (Tb 6) trị trong bụng có tích khối (Ngọc Long Ca).

11. Phối Đại Đôn (Ty 2) trị thương hàn (Bách Chứng Phú).

12. Phối Âm Giao (Nh 7) + Khí Hải [Nh.6] + Khúc Tuyền (C 8) + Quan Nguyên (Nh 4) (đều tả) trị các (7) loại sán khí (Tịch Hoằng Phú).

13. Phối Nhị Kiều (Chiếu Hải + Thân Mạch [Bq 62]) + Nhị Lăng (Âm Lăng Tuyền [Ty.9] + Dương Lăng Tuyền [Đ.34]) trị cước khí (Linh Giang Phú).

14. Phối Túc Tam Lý (Vi 36) trị cước khí và bệnh ở lưng (Linh Giang Phú).

15. Phối Âm Giao (Nh 7) + Khúc Tuyền (C 8) trị sán khí (Tịch Hoằng Phú).

16. Phối Công Tôn (Ty 4) + Hạ Quản (Nh 10) + Thiên Xu (Vi 25) trị kiết lỵ (Châm cứu Đại Toàn).

17. Phối Hành Gian (C 2) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Khí Hải (Nh 6) + Khúc Trì (Đtr 11) + Nội Đình (Vi 44) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Túc Tam Lý [Vi.36] trị phù (Châm cứu Đại Toàn).

18. Phối Âm Cốc (Th 10) + Dũng Tuyền (Th 1) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị tiểu ra máu (Châm cứu Đại Toàn).

19. Phối Bạch Hoàn Du (Bq 30) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thái Khê (Th 3) trị di tinh, bạch trọc, tiểu gắt (Châm cứu Đại Toàn).

20. Phối Khúc Tuyền (C 8) + Tiểu Trường Du (Bq 27) trị phụ nữ bị tiểu buốt, gắt (Châm cứu Tập Thành).

21. Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 11) + Lâm Khấp (Đ 41) + Nhân Trung (Đc 26) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị tay chân và mặt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm cứu Đại Toàn).

22. Phối Âm Cốc (Th 10) + Dũng Tuyền (Th 1) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị tiểu ra máu,
bộ phận sinh dục đau (Loại Kinh Đồ Dực).

23. Phối Nội Quan (Tb 6) kích thích (đẩy) thai ra (Y Học Nhập Môn).

24. Phối Yêu Du (Đ 2) trị kinh nguyệt bế (Thần Cứu Kinh Luân).

25. Phối Cự Khuyết (Nh 14) + Nội Quan (Tb 6) + Phong Long (Vi 40) trị động kinh

Tham Khảo Thêm Về Huyệt Chiếu Hải

“Mắt bị đỏ đau, bắt đầu từ khóe mắt trong, thủ huyệt ở Âm Kiều Mạch [Chiếu Hải] (Linh Khu 23, 57)

“Phụ nữ kinh nguyệt không xuống: Chiếu Hải chủ trị” (Giáp Ất Kinh).

Tham khảo thêm

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi về huyệt đạo Chiếu Hải, sẽ là kiến thức hữu ích đối với mọi người, từ đó có những cách châm cứu huyệt vị chính xác hơn để có thể cải thiện tình hình bệnh lý cơ thể.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *