Huyệt Hoành Cốt

Vị trí: Đang cập nhật
Tác dụng: Đang cập nhật
Rate this huyet-dao

Huyệt Hoành Cốt là huyệt vị thứ 11 trong Kinh Thận, huyệt đạo này có tác dụng ích vị, lợi thấp, rất có hiệu quả điều trị các bệnh liên quan đến vùng tiết niệu,…

HUYỆT HOÀNH CỐT

Bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về vị trí, cách châm cứu huyệt Hoành Cốt thú vị này.

Ý nghĩa tên gọi đó là: Xương mu gọi là Hoành Cốt. Huyệt ở vị trí ngang với xương mu vì vậy gọi là Hoành Cốt (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Hạ Cực, Hạ Hoành, Khuất Cốt, Khúc Cốt, Tủy Không.

Xuất xứ

Sách Mạch Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 11 của kinh Thận.
  • Huyệt giao hội với Xung Mạch.
  • Là một trong 8 huyệt dùng để tả nhiệt khí ở tứ chi (là Hoành Cốt + Vân Môn (P 2) + Kiên Ngung (Đtr 15) + ủy Trung (Bq 40) (Linh Khu 19).

Xem thêm: Huyệt Bào Hoang

Huyệt Hoành Cốt Có Vị Trí Ở Đâu?

vị trí của huyệt hoành cốt

Ở bụng dưới, sát bờ trên xương mu, đo cách đường giữa bụng 0,5 thốn, ngang huyệt Khúc Cốt (Nh 2).

Giải phẫu

  1. Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, cơ tháp, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, ruột non hoặc bàng quang khi đầy, tử cung khi có thai.
  2. Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh sinh dục–bụng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.

Xem thêm:

  1. Huyệt Hoàn Cốt
  2. Huyệt Kinh Cốt

Huyệt Đạo Có Tác Dụng Gì?

Ích Vị, lợi thấp.

Chủ trị

Trị thoát vị bẹn, đường tiểu viêm, liệt dương, di tinh, tiểu khó.

Cách Châm Cứu Huyệt Đạo Chính Xác

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Phối hợp huyệt với các huyệt đạo khác

Phối Đại Cự (Ty 27) + Kỳ Mô

Xem thêm:

  1. Huyệt Ấn Đường
  2. Huyệt Âm Cốc

Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi đã giải thích rõ hơn về huyệt đạo này, để có hiệu quả chữa trị tốt nhất mọi người nên đến những cơ sở Đông Y uy tín để được điều trị tốt nhất!