Huyệt Thận Du nằm cách cột sống mỗi bên 1 cm từ gai của đốt sống thắt lưng thứ 2. Trong Đông Y khi bấm huyệt vị này sẽ đem lại tác dụng điều hòa, làm săn chắc vùng thắt lưng, đồng thời tăng cường chức năng và những tinh chất được lưu trữ trong thận.
HUYỆT THẬN DU
Vậy huyệt Thận Du nằm ở đâu? Tác dụng của huyệt là gì? Để giải đáp những thắc mắc đó, mời bạn kham khảo bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Thận Du Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt có tác dụng rót (du) kinh khí vào tạng Thận, vì vậy gọi là Thận Du.
Xuất xứ
Thiên ‘Bối Du’ (Linh Khu 51).
Đặc tính
- Huyệt thứ 23 của kinh Bàng Quang.
- Huyệt Bối Du của kinh Túc Thiếu Âm Thận.
- Thuộc nhóm huyệt để tản khí Dương của Ngũ Tạng (Tố Vấn 32 và Linh Khu 51).
Cách Xác Định Huyệt Thận Du
Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Mệnh Môn (Đc 4).
Xem thêm: Huyệt Âm Giao
Giải phẫu
Dưới da là cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau – dưới. Cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái – chậu. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc L2.
Huyệt Thận Du Có Tác Dụng Gì?
Ích thủy, tráng hỏa, điều Thận khí, kiện cân cốt, minh mục, thông nhĩ.
Chủ trị
Trị Thận viêm, tiểu dầm, thắt lưng đau, điếc, tai ù, tiêu chảy mạn tính, kinh nguyệt rối loạn, liệt dương, di mộng tinh.
Cách Châm Cứu Huyệt Đạo Chính Xác
Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 5–7 tráng. Ôn cứu 10 – 20 phút.
Xem thêm: Huyệt Tam Âm Giao
Phối hợp huyệt thận du với các huyệt đạo khác
1. Phối Hòa Liêu (Ttu 22) + Khế Mạch (Ttu 18) + Thừa Quang (Bq 6) + Toàn Trúc (Bq 2) + Tÿ Trúc Không (Ttu 23) trị đầu đau do phong (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Chương Môn (C 13) trị ruột lạnh, ăn vào tiêu phân sống (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tâm Du (Bq 15) trị di tinh, bạch trọc (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị tai ù (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Cư Liêu (Đ.29) trị huyết ứ trệ ở ngực, cách mô (Bách Chứng Phú).
6. Phối Thính Hội (Đ.2) trị Thận hư, tai điếc (Ngọc Long Kinh).
7. Phối Tâm Du (Bq 15) trị di tinh, thắt lưng đau (Ngọc Long Kinh).
8. Phối Thiên Lịch (Đtr.6) + Thính Hội (Đ.2) trị Thận hư, tai điếc (Loại Kinh Đồ Dực).
9. Phối Mệnh Môn (Đc 4) + Tích Trung (Đc 6) + Trung Lữ Du (Bq 29) + Yêu Du (Đc 2) đều 7 tráng trị lưng đau do chấn thương, hông sườn đau (Loại Kinh Đồ Dực).
10. Phối Cách Du (Bq 17) + Gian Sử (Tb.5) + Hành Gian (C 2) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tỳ Du (Bq 20) trị chứng huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
11. Phối Cách Du (Bq 17) + Chương Môn (C 13) + Đại Đôn (C 1) + Liệt Khuyết (P.7) + Tam Tiêu Du (Bq 22) + Tỳ Du (Bq 20) trị tiểu ra máu (Loại Kinh Đồ Dực).
12. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Uyên (P.9) trị phế ung [áp xe phổi], nôn ra mủ (Loại Kinh Đồ Dực).
13. Phối Côn Lôn (Bq 60) + Ủy Trung (Bq 40) trị lưng đau do huyết ứ (Đan Khê Tâm Pháp).
14. Phối Bá Hội (Đc 20) + Tỳ Du (Bq 20) trị tiêu chảy lâu ngày (Thần Cứu Kinh Luân).
15. Phối Cách Du (Bq 17) + Can Du (Bq 18) + Khí Hải (Nh 6) + Liệt Khuyết (P.7) + Trung Phong (C 4) + Tỳ Du (Bq 20) trị tiểu buốt, tiểu gắt (Thần Cứu Kinh Luân).
16. Phối Khí Hải (Nh 6) trị liệt dương (Châm Cứu Phùng Nguyên).
Xem thêm: Huyệt Ủy Trung
17. Phối Ế Phong (Ttu 17) + Thái Khê (Th.3) + Thính Hội (Đ.2) trị tai ù do hư (Châm Cứu Toàn Thư).
18. Phối Đàn Trung (Nh 17) + Khí Hải (Nh 6) + Mệnh Môn (Đc 4) trị Thận hư, suyễn (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
19. Phối Phi Dương (Bq 58) + Yêu Dương Quan (Đc 3) trị thắt lưng đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
20. Phối Bàng Quang Du (Bq 28)+ Đại Đôn (C 1) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh 3) trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
21. Phối Đại Hách (Th.12) + Khí Hải (Nh 6) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tinh thoát, di tinh, mộng tinh (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
22. Phối Khí Hải (Nh 6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh 3) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23. Phối Bàng Quang Du (Bq 28) + Khúc Tuyền (C 8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thứ Liêu (Bq 32) + Trung Cực (Nh 3) trị đường tiểu bị viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Uỷ Trung (Bq 40) trị thắt lưng và đùi đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Côn Lôn (Bq 60) + Thừa Sơn (Bq 57) trị lưng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
26. Phối Kiên Tỉnh (Đc 21) + Mệnh Môn (Đc 4) +Trung Lữ Du (Bq 29) trị phù thũng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
27. Phối Đại Trường Du (Bq 25) + Thượng Liêu (Bq 31) trị thắt lưng và vai sợ lạnh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
28. Phối Bát Liêu + Chí Thất (Bq 52) trị âm đạo viêm có mủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
29. Phối Mệnh Môn (Đc 4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh 3) trị di tinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
30. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị lưng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
31. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu nhiều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
32. Phối Quan Nguyên (Nh 4) trị liệt dương (Châm Cứu Học Thượng Hải).
33. Phối Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh 3) trị tiết tinh (Châm Cứu Học Thượng Hải).
34. Phối Phi Dương (Bq 58) + Phục Lưu (Th.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh 3) + Tử Cung trị thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
35. Phối Đỉnh Yêu + Thận Tích trị lưng và đùi đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
36. Phối Khí Hải (Nh 6) + Phong Long (Vi 40) + Quan Nguyên (Nh 4) trị Thận hư, suyễn (Trung Hoa Châm Cứu Học).
37. Phối Công Tôn (Ty.4) + Thái Khê (Th.3) + Thiên Xu (Vi 25) + Trung Quản (Nh 12) + Tỳ Du (Bq 20) trị tiêu chảy lúc sáng sớm – Thận tả (Trung Hoa Châm Cứu Học).
38. Phối Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) trị lậu huyết (Trung Hoa Châm Cứu Học).
39. Phối Mệnh Môn (Đc 4) + Quan Nguyên (Nh 4) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị liệt dương (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
40. Phối Thứ Liêu (Bq 32) + Ủy Trung (Bq 40) + Yêu Dương Quan (Đc 3) trị lưng đau do lạnh (Lâm Sàng Kinh Nghiệm).
Xem thêm: Huyệt Kỳ Môn
Tham Khảo Thêm Về Huyệt Đạo Thận Du
“Đàn ông mộng tinh, thất tinh, tiểu đục, tiểu gắt: Thận Du cứu 100 tráng” (Thiên Kim Phương).
“Mộng tinh, tiểu đục, tiểu gắt: Thận Du cứu 100 tráng” (Tư Sinh Kinh).
“Thận yếu lưng đau không chịu nổi, dùng làm giảm đau rất phi thường, nếu biết nơi Thận Du 2 huyệt, mồi ngải thêm dần cơ thể yên” (Ngọc Long Ca).
“Thận bại thắt lưng yếu, tiểu gắt, ban đêm tiểu luôn khỏ nhọc thần, Mệnh Môn (Đc 4) nếu được kim vàng giúp, Thận Du cứu ngải khỏi truân chuyên” (Ngọc Long Ca).
“Thận Du làm vơi hết lưng đau” (Thông Huyền Chỉ Yếu Phú).
“Mộng di tinh thấy Qủy giao, mùa xuân thu đông có thể cứu, Tâm Du (Bq 15) cứu không nên nhiều, Cao Hoang (Bq 43), Thận Du cứu tùy tuổi, thấy ngay hiệu quả” (Loại Kinh Đồ Dực).
“Động tả: chọn Thận Du” (Thần Ứng Kinh).
“Toàn thân sưng phù do ăn vào không vận hóa được: cứu Thận Du 100 tráng” (Thần Cứu Kinh Luân).
“Tạng độc cứu Thận Du” (Thần Cứu Kinh Luân). “Thận Du chủ cứu hạ nguyên hư, khiến có công hiệu rất thần kỳ” (Thập Tứ Kinh Chủ Trị Ca).
Cứu Thận Du trị sắc mặt đen sạm, sợ sệt (Châm Cứu Chân Tủy).
“Huyệt Thận Du, Thái Khê (Th.3), (Phục Lưu (Th.7) đều có tác dụng bổ Thận khí nhưng có điểm khác nhau: Thận Du (Bq 23): thiên về bổ Thận khí.
Thái Khê (Th.3): Bổ Thận khí, tư Thận âm. Phục Lưu (Th.7): thiên về tư Thận âm (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
“Châm bổ Thận Du + Thái Khê (Th.3) + Quan Nguyên (Nh 4) có tác dụng ôn bổ Thận dương, điền sung, giống như bài Hữu Quy Ẩm trong sách Cảnh Nhạc Toàn Thư (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
Xem thêm: Huyệt Thân Trụ
Tóm lại, huyệt Thận Du là một huyệt quan trọng của cơ thể, để có tác dụng tốt nhất đối với việc điều trị, người bệnh nên đến những cơ sở Y Học uy tín để được chữa trị hiệu quả, tránh những trường hợp tự châm cứu tại nhà gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe.