Huyệt Tiền Đỉnh là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị đỉnh đầu đau, váng đầu, chảy nước mũi, kinh giật,… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Tiền Đỉnh nằm ở đâu?
HUYỆT TIỀN ĐỈNH
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Tiền Đỉnh Là GÌ?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Tiền Đỉnh đó là Huyệt ở phía trước (tiền) của đỉnh đầu (đỉnh) vì vậy gọi là Tiền Đỉnh.
Tên gọi khác
Tiền Đảnh, Tiền Đính.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 21 của mạch Đốc.
Vị Trí Huyệt Tiền Đỉnh Ở Đâu?
Trên đường dọc giữa đầu, phía trước huyệt Bá Hội (Đc.20) 1,5 thốn.
Tham khảo thêm
Giải phẫu
Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
Tác Dụng Huyệt Đạo
Bình Can, tiềm dương, thanh não, minh mục.
Chủ trị
Trị đỉnh đầu đau, váng đầu, chảy nước mũi, kinh giật, hoa mắt.
Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh
Châm luồn kim dưới da sâu 0,2 – 0,8 thốn. Cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt:
1. Phối Ngũ Xứ (Bq.5) trị đầu phong, mắt hoa (Tư Sinh Kinh).
2. Cứu Tiền Đỉnh (Đc.21) trị trẻ nhỏ bị cấp kinh phong, nếu không bớt, cứu 2 đầu chân mày và dưới mũi [Nhân Trung] (Trửu Hậu Phương).
3. Phối Nhân Trung (Đc.26) + Toàn Trúc (Bq.2) trị kinh phong cấp và mạn (Châm Cứu Tụ Anh).
4. Dùng kim tam lăng chích nặn máu Bá Hội (Đc.20) và Tiền Đỉnh (Đc.21) trị mắt bỗng nhiên sưng đỏ (Nho Môn Sự Thân).
5. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tín Hội (Đc.22) trị mắt sưng đỏ, mắt đau (Nho Môn Sự Thân).
6. Phối Bá Hội (Đc.20) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Quang Minh (Đ.37) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tín Hội (Đc.22) trị mắt tự nhiên sưng đỏ, mắt đau (Y Học Cương Mục).
7. Phối Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) [đều ra máu] trị quáng gà (Y Học Cương Mục).
8. Phối Bá Hội (Đc.20) + Giáp xa (Vi.6) + Hậu Đỉnh (Đc.19) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Phủ (Đc.16) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) + Tín Hội (Đc.22) trị họng sưng đau (Trọng Lâu Ngọc Thược).
9. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hậu Đỉnh (Đc.19) trị đầu, gáy đau (Châm Cứu Học Thủ Sách).
Ghi chú
Tránh châm vào xương.
Tham khảo thêm
Kết luận
Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.