Huyệt Ngoại Khâu là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị cẳng chân đau, cơ bắp chân bị co rút, động kinh,… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Ngoại Khâu nằm ở đâu?
HUYỆT NGOẠI KHÂU
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Ngoại Khâu Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Ngoại Khâu đó là: Huyệt ở mặt ngoài cẳng chân, chỗ có hình dạng giống gò đất, vì vậy gọi là Ngoại Khâu (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Ngoại Kheo, Ngoại Khưu.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
- Huyệt thứ 36 của kinh Đởm.
- Huyệt Khích của kinh Đởm.
Vị Trí Đạo Nằm Ở Đâu?
Trên mắt cá chân 7 thốn, phía sau huyệt Dương Giao (Đ 33), đo ngang ra 1 thốn, ở bờ sau xương mác, khe giữa cơ mác bên đùi và cơ dép.
Tham khảo thêm
Giải phẫu
- Dưới da là khe giữa các cơ mác bên dài và cơ dép, xương mác.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ – da và dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng Huyệt Đạo
Sơ lợi Can Đởm, thanh nhiệt, giải độc.
Chủ trị
Trị cẳng chân đau, cơ bắp chân bị co rút, động kinh, bị chó cắn.
Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh
Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
Phối hợp huyệt:
Phối Bộc Tham (Bq 61) + Thương Khâu (Ty 5) trị khớp chân viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Tham khảo thêm
Kết luận
Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: