Huyệt Tâm Du: Cách Tác Động Vào Huyệt Tâm Du Để Trị Bệnh

Huyệt Tâm Du

Huyệt Tâm Duhuyệt đạo quan trọng, có tác dụng dưỡng tâm, an thần định chí. Do đó, khi tác động lên huyệt này giúp điều trị một số bệnh về thần kinh, mất ngủ. Vậy vị trí huyệt Tâm Du nằm ở đâu?

HUYỆT TÂM DU

Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Tâm Du Là Gì?

Giải nghĩa tên huyệt: Huyệt đạo này có khả năng đưa khí vào bên trong tạng Tâm. Du có nghĩa là đi vào, do vậy tên của huyệt này là Tâm Du.

Tên gọi khác:

Bối Du, Cứu Lao

Xuất xứ

Thiên “Bối Du” (Trong Lkhu 51)

Đặc tính

  • Là huyệt đạo thứ 15 của kinh Bàng Quang.
  • Huyệt Bối Du nằm trong kinh Thủ Thiếu m Tâm.
  • Huyệt tả khí Dương ở Ngũ Tạng (Trong T.Vấn.32 và L.Khu.51).

Vị Trí Huyệt Đạo Nằm Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Đạo Nằm Ở Đâu?

Nằm ở dưới gai sống lưng số 5, đo ngang ra 1, 5 thốn.

Xem thêm tại đây:

  1. Huyệt Bào Hoang
  2. Huyệt Chí Âm

Giải phẫu 

  • Dưới da vùng huyệt này là cơ thang – trám – lưng dài, cơ bán gai cổ, cơ sườn, cơ gai ngang, sâu hơn là phổi bên trong.
  • Thần kinh vận động cơ thuộc nhánh thần kinh sọ não số XI, đám rối cánh tay, đám rối cổ, dây thần kinh sườn thứ 5 và dây sống lưng thứ 5.
  • Vùng da của huyệt điều tiết và chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh D5.

Tác Dụng Huyệt Đạo

Dưỡng tâm, an thần định chí, điều khí và lý huyết.

Chủ trị

Trị bệnh về tim, tâm thần phân liệt, thần kinh suy nhược, động kinh

Phối hợp huyệt tâm du:

Huyệt Tâm Du có thể phối cùng một số huyệt đạo khác để làm tăng tác dụng điều trị bệnh. Dưới đây là hướng dẫn phối huyệt theo một số văn sách cổ phương.

Theo sách Bị Cấp Thiên Kim Phương:

Phối với Cách Du (Bàng quang.17) + Can Du (Bàng quang.18) + Ngọc Chẩm (Bàng quang.9) + Đại Trữ (Bàng quang.11) + Đào Đạo (Đc.13) để trị mồ hôi không ra, tay chân lạnh, sợ lạnh.

Theo sách Biển Thước Tâm Thư:

Phối Cứu Tâm Du (Bàng quang.15) 5 tráng + phối cứu Cự Khuyết (Nh.14) 20 – 30 tráng để trị phong cuồng.

Theo sách Tư Sinh Kinh:

Phối với Can Du (Bàng quang.18) + Cưu Vĩ (Nh.15) + Cự Khuyết (Nh.14) + Khuyết Bồn (Vị 12) để trị ho ra máu.

Phối với Đại Trữ (Đc.13) để trị uất ức trong ngực.

Phối với Thần Đạo (Đc.11) + Thiên Tỉnh (Tam tiêu.10) để trị bứt rứt, hoảng hốt.

Theo sách Loại Kinh Đồ Dực:

Phối với Thần Môn (Tm.7) để trị si ngốc.

Theo sách Châm Cứu Đại Thành:

Phối với Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Hải (Tm.3) để trị hay quên.

Phối với Nội Quan (Tâm bào.6) + Thần Môn (Tm.7) để trị hồi hộp.

Phối với Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bàng quang.23) + Tam m Giao (Tỳ 6) để trị di tinh, bạch trọc.

Theo sách Ngọc Long Kinh:

Phối với Thận Du (Bàng quang.23) để trị tinh tiết nhiều.

Theo sách Bách Chứng Phú:

Phối với Thần Đạo (Đ.11) để trị động kinh.

Theo sách Y Học Cương Mục:

Phối với Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Trung Cực (Nh.3) + Cao Hoang Du (Bàng quang.43) + Quan Nguyên (Nh.4) để trị di tinh, mộng tinh, tiết tinh.

Theo sách Trung Hoa Châm Cứu Học:

Phối với Phong Long (Vị 40) + Trung Quản (Nh.12) + Thần Môn (Tm.7) + Vị Du (Bàng quang.19) để trị mất ngủ.

Theo sách Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu:

Phối với Cự Khuyết (Nh.14) + Thần Môn (Tm.7) + Nội Quan (Tâm bào.6) để trị hay quên, hồi hộp, lo sợ.

Theo sách Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học:

Phối với Can Du (Bàng quang.18) + Phong Long (Vị 40) + Thần Môn (Tm.7) + Tỳ Du (Bàng quang.20) để trị điên.

Theo sách Cấp Chứng Châm Cứu Trị Liệu Pháp:

Phối với Khúc Trì (Đại trường.11)+ Thái Uyên (Phế 9) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Xích Trạch (Phế 5) kích thích vừa, lưu kim không quá 15 phút, để trị chứng vô mạch.

Theo sách Hiện Đại Châm Cứu Y Án Tuyển:

Phối với Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Môn (Tm.7) + Tam m Giao (Tỳ 6) + Thận Du (Bàng quang.23) để trị di mộng tinh.

Theo y sách Châm Cứu Học Thượng Hải:

Phối với Dương lăng Tuyền (Đ.34) + Thần Môn (Tm.7) + Nội Quan (Tâm bào.6) để trị nhịp tim bị rối loạn.

Phối với Liệt Khuyết (Phế 7) + Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Hải (Tm.3) để trị lú lẫn, hay quên.

Phối với Quan Nguyên (Nh.4) + Tam m Giao (Tỳ 6) + Thận Du (Bàng quang.23) để trị di tinh.

Phối với Dương lăng Tuyền (Đ.34) thấu m Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thần Môn (Tm.7) để trị nhịp tim không đều.

Phối với Cự Khuyết (Nh.14) để trị thần kinh suy nhược.

Phối với Bá Hội (Đc.20) + Khí Xung (Vị 30) + Thượng Liêu (Bàng quang.31) trị Hysteria.

Phối với Bạch Hoàn Du (Bàng quang.30) + Cao Hoang (Bàng quang.43) + Thận Du (Bàng quang.23) để trị mộng tinh.

Phối với Phong Long (Vị 40) + Thần Môn (Tm.7) để trị bệnh tim do phổi gây ra.

Phối với Cách Du (Bàng quang.17) + Huyết Hải (Tỳ 10) + Tam m Giao (Tỳ 6) để trị mạch máu bị viêm tắc.

Phối huyệt Tâm Du đúng cách có thể hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần nắm chắc các phương pháp tác động để lựa chọn cho phù hợp.

Cách Tác Động Vào Huyệt Tâm Du Để Trị Bệnh

Khi tác động lên huyệt Tâm Du có thể giúp giảm triệu chứng của một số bệnh sau:

1. Trị tâm căn suy nhược

Tâm căn suy nhược hay còn gọi là bệnh suy nhược thần kinh mạn tính (Chronic fatigue syndrome). Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có các biểu hiện như dễ bị kích động hay cáu gắt nóng giận vô cớ, rối loạn giấc ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…

Theo y học cổ truyền, bệnh xảy ra do cơ địa của bệnh nhân có thần kinh yếu (tiên thiên không đầy đủ) dẫn đến chức năng của các tạng phủ tâm, tỳ, can, thận (tinh, khí, thần) bị suy yếu.

Điều trị tâm căn suy nhược cần kiên trì một thời gian dài. Các thuốc Tây y khi được sử dụng lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận và dạ dày. Do vậy, hiện nay, nhiều người bệnh tìm đến các giải pháp Đông y và châm cứu để trị bệnh.

Nếu tâm căn suy nhược do Tâm huyết hư thì chọn các huyệt: Tâm Du, Cách Du, Nội Quan, Huyết Hải, Thái Xung và Trung Đo.

Nếu do Tâm – Tỳ khuy tổn thì kết hợp tác động vào các huyệt: Tâm Du, Cách Du, Nội Quan, Tam m Giao, Thái Bạch và Túc Tam Lý.

Thầy thuốc thường tác động bằng cách châm cứu hoặc xoa bóp như sau:

Xoa bóp 30 phút/lần/ngày, một liệu trình điều trị kéo dài từ 15 – 30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh.

Châm cứu: Châm xiên kim về cột sống 0, 5 – 0, 8 thốn – Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút và châm bổ lưu kim 30 phút

2. Trị loạn nhịp tim

Loạn nhịp tim là một triệu chứng bệnh gặp ở nhiều bệnh tim và ngoài tim. Trung bình nhịp đập của trái tim dao động trong khoảng 60 – 100 lần/phút. Khi mắc bệnh, nhịp tim có thể là nhịp chậm, nhịp nhanh, nhịp ngoại tâm thu (tim đập đều, thỉnh thoảng mới có một nhịp thất thường) hoặc loạn nhịp hoàn toàn.

Theo y học hiện đại, loạn nhịp tim có thể do rối loạn chức năng thần kinh thực vật hoặc bệnh của tim có tổn thương thực thể. Đông y quy loạn nhịp tim vào chứng Tâm Quý, Chinh Xung, Hung Tý.

Nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền: Dưỡng tâm, an thần và định quý. Các huyệt đạo tác động chính: Tâm Du, Nội Quan, Thần Môn, Cự Khuyết. Huyệt phối hợp thêm tùy chứng bệnh:

Khí hư thêm huyệt Túc Tam Lý, Khí Hải.

Huyết hư thêm huyệt Cách Du, Thái Khê, Tỳ Du, Lao Cung.

Đàm hỏa thêm Phế Du, Xích Trạch, Phong Long.

Huyết ứ thêm huyệt Huyết Hải, Khích Môn,Đản Trung.

Thao tác: Lưu kim 30 phút, thực hiện mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần.

3. Trị chứng mất ngủ

Hiện nay, mất ngủ đang được coi là căn bệnh thời đại vì tỉ lệ người mắc ngày càng tăng cao. Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ gây suy giảm sức khỏe mà còn làm gia tăng căng thẳng về tinh thần, khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng stress, thậm chí là trầm cảm.

Việc điều trị chứng bệnh này bằng các loại thuốc Tây y chỉ là giải pháp tạm thời. Nhiều trường hợp thậm chí lạm dụng thuốc chữa mất ngủ dẫn đến “nghiện” thuốc, phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc mới có thể ngủ được. Chữa mất ngủ bằng liệu pháp châm cứu cổ truyền đang được đánh giá giải pháp tối ưu, cho hiệu quả tốt và an toàn đối với sức khỏe.

Để điều trị mất ngủ, cần tác động cùng lúc vào nhiều huyệt vị có liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh và các tạng phủ với mục đích điều hòa nội tiết và kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Tùy vào từng thể bệnh mà thầy thuốc sẽ áp dụng những phác đồ châm cứu khác nhau:

Mất ngủ do Tâm huyết hư: Châm cứu vào các huyệt Tâm Du, Nội Quan, Huyết Hải, Thái Xung, Thần Môn, Cách Du, Trung Đô.

Mất ngủ do Tâm – Tỳ suy yếu: Châm cứu các huyệt Tam m Giao, Thái Bạch, Tâm Du, Cách Du, Nội Quan, Túc Tam Lý.

Những Lưu Ý Khi Tác Động Vào Huyệt Tâm Du

Trong quá trình tác động lên huyệt Tâm Du, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Cần xác định chính xác huyệt Tâm Du ở đâu trước khi thực hiện bất kỳ cách tác động nào.
  • Chữa bệnh theo liệu pháp y học cổ truyền cần một khoảng thời gian nhất định mới thấy được hiệu quả rõ rệt, người bệnh nên kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Không châm cứu lên vị trí đang bị tổn thương, lở loét hoặc chảy máu. Cũng nên thực hiện khi người bệnh đang quá no hoặc quá đói. Phía trong huyệt Tâm Du là phổi, trong quá trình trị liệu không châm kim quá sâu để tránh ảnh hưởng đến phổi.
  • Người bệnh nên xây dựng một chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học. Tăng cường rau xanh, trái cây vào chế độ ăn và vận động nhẹ nhàng hợp lý để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.
  • Trước khi quyết định phối hợp các huyệt đạo cùng một lúc cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc. Việc phối hợp không hợp lý có thể gây ra tác động xấu đối với sức khỏe.
  • Tốt nhất, người bệnh không nên tự ý thực hiện tại nhà mà nên đến các cơ sở y học cổ truyền để được c chuyên gia vật lý trị liệu, thầy thuốc hướng dẫn thực hiện chính xác nhất.

Xem thêm tại đây:

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin tham khảo về tác dụng, cách phối huyệt cũng như các ứng dụng trị bệnh của huyệt Tâm Du. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về huyệt vị này để có cách tác động hợp lý và hiệu quả nhất, nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *