Huyệt Toản Trúc

Huyệt Toản Trúc

Huyệt Toản Trúc là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị đầu đau, mắt đau, liệt mặt. Trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Toản Trúc nằm ở đâu?

HUYỆT TOẢN TRÚC

Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Toản Trúc Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Toản Trúc đó là: Huyệt ở chỗ các sợi lông mày (giống hình các gậy tre (trúc) dồn (gom) vào (toàn), vì vậy gọi là Toàn Trúc.

Tên gọi khác 

Dạ Quang, Minh Quang, My Bản, My Đầu, Nguyên Trụ, Quang Minh, Thỉ quang, Toán Trúc, Toản Trúc, Viên Tại, Viên Trụ.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

Huyệt thứ 2 của kinh Bàng Quang.

Vị Trí Huyệt Toản Trúc Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Toản Trúc Ở Đâu?

Chỗ lõm đầu trong chân mày, thẳng trên góc mắt trong.

Giải phẫu

  • Dưới da là cơ trán, cơ mày, cơ tháp và bờ cơ vòng mi.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng Huyệt Đạo

Khu phong, minh mục.

Tham khảo thêm

  1. Huyệt Quang Minh
  2. Huyệt Kim Môn
  3. Huyệt Bào Hoang

Chủ trị

Trị đầu đau, mắt đau, liệt mặt.

Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

  • Châm thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
  • Trị bệnh về mắt, châm xiên hướng xuống đến huyệt Tinh Minh (Bq.1) .
  • Trị đầu đau, mặt liệt, châm xuyên đến huyệt Ngư Yêu.
  • Trị thần kinh hố mắt trên đau, châm xiên hướng mũi kim ra phía ngoài.
  • Trị đau ở trước Ấn Đường, châm luồn kim dưới da, 2 thân kim chéo nhau ở giữa Ấn Đường. Không cứu.

Phối hợp huyệt:

1. Phối Hòa Liêu (Đtr.19) + Thận Du (Bq.23) + Thừa Khấp (Vi.1) + Ty Trúc Không (Ttu.23) trị đau đầu do phong (Thiên Kim Phương).

2. Phối Ngân Giao (Đ.28) + Ngọc Chẩm (Bq.9) trị mắt đỏ, giữa hàm đau (Thiên Kim Phương).

3. Phối Đầu Duy (Vi.8) trị mi mắt đau (Ngọc Long Kinh).

4. Phối Tam Gian (Đtr.2) trị mắt có màng (Châm Cứu Tụ Anh).

5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị đầu đau chảy nước mắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Hậu Khê (Ttr.3) trị mắt đỏ, có màng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thừa Tương (Nh.24) + Tứ Bạch (Vi.2) trị cơ mặt co giật (Châm Cứu Học Thượng Hải).

8. Châm Toàn Trúc (Bq.2) xuyên Ngư Yêu + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đc.20) trị phía trước hàm đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

9. Phối Dương Bạch (Đ.14) + Ế Phong (Ttu.17) + Hạ Quan (Vi.7) + Khúc Sai (Bq.4) + Ty Trúc Không (Ttu.23) trị thần kinh tam thoa đau (Tân Châm Cứu Học).

10. Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Quang Minh (Đ.37) + Thái Dương + Thái Khê (Th.3) + Tinh Minh (Bq.1) có tác dụng làm cho mắt sáng (Châm Cứu Học Thủ Sách).

Tham khảo

Thiên Cốt Không Luận ghi: “Cảm phong tà, nếu thấy gió mà sợ gió, thích ở đầu lông mày [h. Toàn Trúc] (Tố Vấn 60, 6)

Thiên Khẩu Vấn ghi: “Con người bị hắt hơi, khí gì gây nên? Kỳ-Bá đáp: Dương khí hòa lợi, tràn đầy lên Tâm mà xuất ra ở mũi, gây nên hắt hơi, nên bổ huyệt Vinh của Túc Thái Dương ở huyệt My Bản (tức là huyệt Toàn Trúc) (Linh Khu 28, 18).

“Chứng Tỵ uyên (xoang trán viêm, xoang mũi viêm) bao giờ cũng phải châm Toàn Trúc và Đầu Duy [Vi.8] (Biển Thước Tâm Thư).

Tham khảo thêm

Kết luận

Việc ứng dụng huyệt đạo trong trị bệnh là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Tác động vào huyệt đạo thường xuyên và chính xác là một cách hữu ích, an toàn để tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch toàn diện.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *