Bệnh Lao Phổi Và Cách Phòng Tránh

Bệnh Lao Phổi Và Cách Phòng Tránh

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn lao (Mycobacteriumtubercurosis) gây nên, bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể phổ biến nhất (chiếm 80- 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Cùng y học cổ truyền tìm hiểu về bệnh lao phổi là gì? Cách phòng tránh trong bài viết dưới đây1

BỆNH LAO PHỔI

Bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp do người lành hít phải các hạt khí dung có chứa vi khuẩn lao của người mắc lao phổi giai đoạn tiến triển, ho khạc, hắt hơi ra ngoài không khí. Những yếu tố liên quan đến sự lây truyền bệnh lao phụ thuộc số lượng vi khuẩn lao do người bệnh khạc ra và sự thông khí tại khu vực phơi nhiễm; thời gian tiếp xúc của người lành với các hạt khí dung bị nhiễm vi khuẩn lao; mức độ vi khuẩn càng nhiều, thời gian tiếp xúc thường xuyên tiên tục tỷ lệ lây nhiễm càng cao.

Bệnh Lao Là Gì?

Bệnh Lao Là Gì?

Bệnh lao được định nghĩa là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Bệnh lao hình thành khi vi trùng lao xâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại vi trùng này.

Tất cả các bộ phận của cơ thể đều có thể mắc bệnh lao như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, loa màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch – tiết niệu, lao ruột, trong đó thường gặp nhất là bệnh lao phổi (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh sẽ được chẩn đoán là lao phổi AFB (+) và ngược lại là lao phổi AFB (-).

Nguyên Nhân Gây Bệnh Lao Phổi

Nguyên Nhân Gây Bệnh Lao Phổi

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính gây nên bệnh lao, khi vi khuẩn lao phát tán ra ngoài lúc người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hút vào và gây bệnh tại phổi sẽ làm lây lan bệnh.

Vi khuẩn lao đi từ phổi qua đường máu hay bạch huyết gây bệnh đến các tạng khác trong cơ thể.

Khả năng kháng lại cồn và axit của vi khuẩn lao rất cao, ở cùng một nồng độ vi khuẩn khác bị tiêu diệt nhưng vi khuẩn lao vẫn tồn tại.

Thời gian tồn tại của vi khuẩn lao trong đờm, rác ẩm và tối được nhiều tuần, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút và dưới ánh nắng mặt trời sẽ bị mất khả năng gây bệnh.

Dấu Hiệu Của Bệnh Lao Phổi

Dấu Hiệu Của Bệnh Lao Phổi

  • Bệnh lao phổi có những dấu hiệu điển hình gồm:
  • Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu)
  • Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở
  • Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc
  • Đổ mồ hôi trộm nhiều về ban đêm
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều
  • Chán ăn, gầy sút

Ai Có Thể Bị Nhiễm Lao?

Ai Có Thể Bị Nhiễm Lao?

Bệnh lao có ở các nơi trên thế giới. Bệnh lao thường gặp ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin và Đông Âu; vì vậy, phần lớn bệnh nhân bị nhiễm trùng và phát bệnh thường đến từ những nơi này. Tất cả mọi người đến từ các nước nơi bệnh lao là một bệnh thường gặp cần được làm xét nghiệm chẩn đoán lao ngay sau khi họ đến Na Uy. Các xét nghiệm được thực hiện bởi nhân viên y tế địa phương nơi bạn sống.

Vì Sao Nhiều Người Sợ Bệnh Lao?

Vì Sao Nhiều Người Sợ Bệnh Lao?

  • Lý do bệnh lao thường gây cảm giác đáng sợ là vì người ta không biết rõ về bệnh. Nhiều người không đủ kiến thức về lao thường suy diễn và tự lý giải về căn bệnh này. Ví dụ, nhiều người sợ bị nhiễm lao vì họ không biết rằng khi bệnh nhân lao uống thuốc mỗi ngày thì họ không thể lây bệnh cho người khác.
  • Vì thế, nhiều bệnh nhân bị lao lo sợ và giấu bệnh của mình. Họ sợ mọi người sẽ xa lánh nếu biết họ bị bệnh lao, không dám ăn cùng họ, và tương tự thế. Người có triệu chứng bệnh lao đôi khi vì những lo sợ này mà không dám đến gặp bác sĩ nhằm tìm ra nguồn gốc bệnh lý.
  • Khi mọi người có kiến thức về bệnh lao và biết rằng bệnh nhân không thể lây nhiễm cho họ khi được uống thuốc hiệu quả, họ sẽ cảm thấy an toàn. Họ cũng có thể chăm sóc và giúp đỡ bệnh nhân lao tốt hơn.

Bệnh Lao Phổi Lây Truyền Qua Con Đường Nào?

Bệnh Lao Phổi Lây Truyền Qua Con Đường Nào?

  • Lao phổi có thể dễ dàng lây từ người sang người bằng đường hô hấp, không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh.
  • Nguồn bệnh được xác định là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao.
  • Vị trí của vi khuẩn lao nằm trong các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5 mm nên dễ dàng bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Vi khuẩn có thể đi từ phổi qua máu, bạch huyết và gây bệnh tại các tạng khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, xương, gan, thận…
  • Trung bình cứ 1 người bị lao phổi sẽ lây cho 10 – 15 người khác khi ho khạc ra vi khuẩn, đặc biệt trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học…
  • Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh là trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt.

Người bình thường có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao. Ngoài ra khi sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi bị nhiễm lao đều có thể bị nhiễm lao.

Lưu ý:

  • Trong thời gian chưa được điều trị, khả năng lây lan sẽ mạnh hơn. Người bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống nếu không được phát hiện và điều trị.
  • Khả năng lây bệnh rất thấp khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao
  • Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Cách Phòng Chống Bệnh Lao

Cách Phòng Chống

  • Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm vắc-xin phòng lao (BCG) nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
  • Mỗi người khi bị ho kéo dài hơn 02 tuần, cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
  • Người bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị; cần phơi chăn, chiếu, vật dụng ra nắng mỗi ngày;
  • Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;
  • Phát hiện sớm người mắc bệnh Lao điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lây bệnh cho người khác.

Kết luận

Đối với những người đã nhiễm lao cần thực hiện các biện pháp tránh lây cho người xung quanh như: nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị; che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miệng khi cười, nói, ho, hắt hơi sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm quá trình trị liệu.

Đánh giá post

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *