Cây Chó Đẻ Chữa Bệnh Có Tốt Không?

Cây Chó Đẻ Chữa Bệnh Có Tốt Không?

Cây chó đẻ răng cưa là một loại thảo dược được ưa chuộng trong y học. Vậy cây chó đẻ là gì? Tác dụng như thế nào trong điều trị bệnh lý? Bài viết sau y học cổ truyền sẽ thông tin tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về loài cây này.

CÂY CHÓ ĐẺ

Nhân dân dùng cây chó đẻ răng cưa giã nát với muối đắp chữa mụn nhọt hay rắn cắn, hàng ngày dùng 20-40 gam cây tươi sao khô đặc uống để chữa bệnh gan, sốt, hay tiểu đường.
Đông y còn cho rằng diệp hạ châu có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tốn ứ, thông huyết mạch, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt… dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da.

Cây Chó Đẻ Là Gì?

Cây Chó Đẻ Là Gì?

Cây chó đẻ răng cưa là loài cây không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Tên khoa học của cây chó đẻ răng cưa là Phyllanthus urinaria L. Đây là loại cây thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae, thân thảo, cao 20cm – 30cm, có khi tới 60-70cm. Thân cây nhẵn có màu hồng đỏ, có loại màu xanh. Thân cây có phần xốp ở giữa tạo thành một đường rỗng bên trong. Lá cây nhỏ, hình bầu dục, chúng tạo thành 2 hàng ở 2 bên cành lá. Các cành lá mọc so le với nhau.

Tên gọi chó đẻ xuất phát từ một số phát hiện trên chó mới đẻ. Người ta thấy rằng những con chó sau khi đẻ thường đi ăn cây này. Ngoài ra, nó còn có tên gọi là diệp hạ châu vì có các hạt tròn, nhỏ nằm dưới cành lá. Không chỉ vậy, diệp hạ châu răng cưa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: trân châu thảo, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu…

Các Thành Phần Hóa Học 

Các Thành Phần Hóa Học

diệp hạ châu răng cưa là một bài thuốc tốt giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Có được này là vì các thành phần hóa học chứa trong cây. Chó đẻ răng cưa có chứa các chất hóa học như: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.

Cây chó đẻ còn chưa một chất rất quan trọng là Phyllanthus. Chất này có tác dụng ức chế mạnh HBV, thông qua việc ức chế enzym ADN polymerase của HBV, do đó làm giảm HbsAg và Anti- HBs.

Công Dụng Của Dược Liệu

Công Dụng Của Dược Liệu

Chó đẻ răng cưa là loại dược liệu phổ biến trong cuộc sống. Không khó để tìm loại cây này ở cả thành phố và nông thôn. Chúng được dùng để chế biến thành các vị thuốc điều trị bệnh. Toàn bộ các bộ phận của cây được dùng để làm thuốc: Từ thân, lá, quả, chỉ bỏ phần rễ cây.

Dược liệu sau khi thu về sẽ được bỏ rễ, rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô để làm thuốc. Cây chó đẻ răng cưa sau khi làm khô nên được bảo quản trong túi nilon kín hoặc chai lọ có nắp đậy. Nên để chúng ở nơi khô thoáng để tránh sự mốc, mọt. Sản phẩm khi bị ẩm mốc sẽ được loại bỏ.

  • Diệp hạ châu là vị thuốc có vị đắng, tính mát.
  • Nó thường được dùng như một bài thuốc tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch và lợi tiểu.
  • Ở nhiều nơi, chó đẻ răng cưa được dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn.
  • Có thể dùng bằng cách đắp ngoài hoặc sắc nước uống.
  • Ngoài ra, loại thảo dược này còn dùng để hạ sốt, lợi tiểu, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, viêm đại tràng.
  • Đặc biệt là khả năng chữa bệnh viêm gan vàng da.

Các Bài Thuốc Từ Cây Chó Đẻ

Các Bài Thuốc Từ Cây Chó Đẻ

Ngoài khả năng chữa viêm gan do HBV gây ra, chó đẻ răng cưa còn được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

  • Chữa viêm gan vàng da: Cây diệp hạ châu răng cưa 40g, mã đề 12g, chí tử 12g, nhân trần 16g. Sắc tất cả các nguyên liệu này với nhau. Mỗi ngày uống 1 thang và uống liên tục trong 30 ngày.
  • Chữa mụn nhọt sưng đau: Lấy một nắm cây diệp hạ châu răng cưa giã nhuyễn với một ít muối. Sau đó cho ít nước sôi vào, trộn đều và vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau.
  • Lấy một nắm cây chó đẻ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt và bôi vào lưỡi. Bài thuốc này có tác dụng chữa tưa lưỡi ở trẻ em.
  • Chữa xơ gan cổ trướng: Sắc 100g cây diệp hạ châu khô đã sao vàng với nước đến khi cô đặc lại, chắt lấy nước. Nước cây chó đẻ được pha với đường và chia nhiều lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 40 ngày và kết hợp khẩu phần ăn hạn chế muối, tăng đạm.
  • Chữa hậu sản ứ huyết:Cây diệp hạ châu khô 8-16g sắc lên và uống hằng ngày.
  • Vết thương chảy máu: lấy một nắm cây chó đẻ giã nhuyễn với vôi và đắp lên vết thương.
  • Chữa các vết viêm loét có thối thịt, miệng vết thương không liền: Lá cây chó đẻ, lá thồm lồm, đinh hương 1 nụ và giã nhỏ rồi đắp lên vùng tổn thương.
  • Chữa bệnh chàm mãn tính: Lấy một nắm lá cây chó đẻ vò nát hoặc giã nhuyễn và chà lên vùng bị chàm. Thực hiện nhiều ngày liên tục để đạt kết quả tối ưu.
  • Chữa sốt rét:Cây chó đẻ răng cưa 8g; thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi loại 10g; binh lang, ô mai, dây cóc, mỗi loại 4g. Tất cả nguyên liệu trên sắc với 600ml nước đến khi cô đặc lại còn 1⁄3 lượng nước ban đầu. Lọc lấy nước, chia làm 2 phần và uống trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Thêm 10g sài hồ nếu không lên cơn sốt rét.

Lưu Ý Khi Dùng Cây Chó Đẻ

Lưu Ý Khi Dùng Cây Chó Đẻ

Chó đẻ răng cưa là một vị thuốc an toàn, gần gũi và hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc này cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không dùng cây chó đẻ răng cưa với liều lượng lớn khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ không dùng bất kỳ bài thuốc nào chứa thành phần cây chó đẻ.
  • Không chỉ định dùng cây diệp hạ châu với số lượng lớn và trong thời gian dài cho những bệnh nhân ở thể hàn. Cây diệp hạ châu khi vào cơ thể sẽ làm thể bệnh ngày càng nặng hơn, ức chế sự sinh nhiệt của cơ thể, từ đó sinh ra bệnh tật.

Kết luận

Như vậy, cây chó đẻ răng cưa là một vị thuốc an toàn hiệu quả và gần gũi xung quanh chúng ta. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích về cây diệp hạ châu. Từ đó có thể sử dụng vị thuốc này một cách hiệu quả trong điều trị bệnh.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *