Huyệt Ân Môn

huyệt ân môn

Huyệt Ân Môn là huyệt thứ 37 của kinh Bàng Quang, trong Y Học Cổ Truyền thường tác động lên huyệt này để điều trị các bệnh lí về lưng đau, thoát vị đĩa đệm, chi dưới tê liệt,…

HUYỆT ÂN MÔN

Bài viết dưới đây của Y Cổ Truyền sẽ giải đáp những câu hỏi của bạn đọc về vị trí, công dụng cũng như cách châm cứu huyệt Ân Môn hiệu quả, mời mọi người cùng kham khảo!

Huyệt Ân Môn Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Huyệt ở nơi vùng nhiều (ân) thịt, lại là cửa (môn) nối giữa huyệt Ủy Trung (Bq 40) và Thừa Phò (Bq 36), vì vậy gọi là Ân Môn (Trung Y Cương Mục).

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

Huyệt thứ 37 của kinh Bàng quang.

Xem thêm: Huyệt Kỳ Môn

Vị Trí Huyệt Đạo Ở Đâu?

huyệt ân môn ở đâu?

 

Dưới nếp mông 6 thốn, mặt sau xương đùi, điểm giữa khe của cơ bám gân và cơ nhị đầu đùi.

Giải phẫu

  • Dưới da là bờ trong cơ 2 đầu đùi, bờ ngoài cơ bán gân và cơ bán mạc, cơ khép lớn, mặt sau đùi.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của dây thần kinh bịt.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.

Chủ trị

Trị lưng và đùi đau, thoát vị đĩa đệm, chi dưới liệt.

Xem thêm:

  1. Huyệt Kim Môn
  2. Huyệt Cách Quan

Cách Châm Cứu Chính Xác

Châm thẳng, sâu 1 – 1,5 thốn. Ôn cứu 5 – 15 phút.

Phối hợp huyệt

1. Phối Ủy Dương (Bq 39) trị lưng đau không cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Giáp Tích ở thắt lưng 4 – 5 trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng (Châm cứu Học Thượng Hải).

3. Phối Thận Du (Bq 23) + Ủy Dương (Bq 39) trị lưng đau không xoay trở được (Châm cứu Học Giản Biên).

Xem thêm:

Tóm lại, để được chữa trị tốt nhất, người bệnh nên đến những cơ sở chữa trị uy tín để được điều trị tốt nhất, tránh những trường hợp tự châm cứu, huyệt đạo tại nhà gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *