Huyệt Thính Hội là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm, liệt mặt,… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Thính Hội nằm ở đâu?
HUYỆT THÍNH HỘI
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!
Huyệt Thính Hộ Là Gì?
Ý nghĩa tên gọi Huyệt Thính Hội đó là: Thính = nghe. Hội = tụ lại. Huyệt ở phía trước tai, có tác dụng trị tai nghe không rõ, làm cho âm thanh tụ lại để nghe cho rõ, vì vậy gọi là Thính Hội (Trung Y Cương Mục).
Tên gọi khác
Hậu Hà, Hậu Quang, Nhĩ Môn, Thính Ha, Thính Hà.
Xuất xứ
Giáp Ất Kinh.
Đặc tính
Huyệt thứ 2 của kinh Đởm.
Vị Trí Huyệt Thính Hội Ở Đâu?
Phía trước rãnh bình tai, ở chỗ lõm khi há miệng, bờ sau tuyến mang tai, dưới huyệt Thính Cung (Ttr.19).
Giải phẫu
Dưới da là bờ sau tuyến mang tai, bờ dưới mỏm tiếp xương thái dương, sau lồi cầu xương hàm dưới. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tham khảo thêm:
Tác Dụng Huyệt Đạo
Thanh tiết thấp hỏa của Can Đởm, khai nhĩ khiếu.
Chủ trị
Trị tai ù, điếc, tai giữa viêm, liệt mặt, khớp hàm dưới viêm.
Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh
Hơi há miệng, châm thẳng, mũi kim hơi hướng xuống dưới, sâu 0,5 – 1 thốn. Ôn cứu 3 – 5 phút.
Ngoài ra, khi phối hợp huyệt đạo với các huyệt vị khác có công dụng chữa bệnh như:
1. Phối Thính Cung (Ttr.19) trị tai kêu, ù (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Ế Phong (Ttu 17) trị tai điếc do khí bế (Châm Cứu Tụ Anh).
3. Phối Ế Phong (Ttu 17) trị tai lãng (Châm Cứu Đại Thành).
4. Phối Ế Phong (Ttu 17) + Thận Du (Bq 23) + Quan Nguyên (Nh 4) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị bị điếc đột ngột (Trung Hoa Châm Cứu Học).
5. Phối Giáp Xa (Vi 6) + Đại Nghênh (Vi 5) + Ế Phong (Ttu 17) + Thiên Song (Ttr.16) trị dây thần kinh tam thoa đau (Tân Châm Cứu Học).
6. Phối Ế Phong (Ttu 17) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị tai giữa viêm, tai chảy mủ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7. Phối Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu 17) + Hội Tông trị điếc, tai ù (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Tham khảo
“Tai điếc, má sưng: Thính Hội đặc hiệu” (Ngọc Long Ca). “Tai bế Thính Hội chớ nên chậm” (Thắng Ngọc Ca).
“Tai bế ắt Thính Hội mà trị vậy” (Thông Huyền Chỉ Yếu Phú).
“Tai điếc, khí bế giữ Thính Hội” (Linh Quang Phú).
“Tai điếc, khí bỉ: Thính Hội châm, tả huyệt Nghênh Hương (Đtr.20) hiệu như thần” (Tịch Hoằng Phú). Khi bị thương hàn 2 tai điếc: Kim Môn (Bq 63), Thính Hội nhanh như gió” (Tịch Hoằng Phú).
Tham khảo thêm:
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi về huyệt đạo, sẽ là kiến thức hữu ích đối với mọi người, từ đó có những cách châm cứu huyệt vị chính xác hơn để có thể cải thiện tình hình bệnh lý cơ thể.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: