Huyệt An Miên – Phân Loại, Tác Dụng Và Cách Giúp Ngủ Ngon

Vị trí: Đang cập nhật
Tác dụng: Đang cập nhật
5/5 - (4 bình chọn)

Huyệt An Miên là huyệt được biết đến là huyệt đạo có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng thất miên hay tâm mị trong y học cổ truyền, tức tình trạng mất ngủ và khó ngủ.

Huyệt nằm ở sau tai, khi ấn vào sẽ tác động lên nhiều bộ phận của hệ thần kinh trung ương, có tác dụng giúp ngủ sâu nên thường được dùng đối với những người bị rối loạn giấc ngủ hay mắc một số chứng bệnh về tâm lý.

HUYỆT AN MIÊN

Sau đây cùng với y học cổ truyền tham khảo ngay bài viết để biết được chính xác huyệt an miên nằm ở đâu cụ thể cũng như phương pháp day bấm huyệt phù hợp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Huyệt An Miên Là Gì?

Huyệt An Miên là huyệt đạo có tác dụng an thần (an “trong Hán Việt) và giúp ngủ sâu (” miên” tức giấc ngủ trong Hán Việt) . Đúng như tên gọi, đây cũng là huyệt đạo được dùng phổ biến trong những phương pháp châm cứu và bấm huyệt chữa thất miên, bất mị trong y học cổ truyền.

Theo cổ phương Đông y học cũng như một số nghiên cứu về y học cổ truyền, điển hình trong sách Thường Dụng Tân Y Liệu Pháp Thủ Sách cho biết: “Việc day ấn hay châm cứu huyệt An Miên có khả năng hỗ trợ điều trị chứng khó ngủ, giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện triệu chứng tức ngực, đau đầu, choáng váng nhờ cơ chế lưu thông khí huyết và điều hoà hoạt động các cơ quan của hệ thần kinh.”

Huyệt An Miên Là Gì
Huyệt An Miên Là Gì?

Vị Trí Huyệt Nằm Ở Đâu?

Trong đó, huyệt An Miên 1 và 2 đều nằm ở phía sau tai. Điểm nối giữa huyệt Phong Trì và Ế Phong chính là huyệt Ế Minh. Theo đó, thì huyệt số 1 nằm chính giữa đường nối từ huyệt Ế Minh ra Ế Phong, và huyệt số 2 nằm chính giữa đường nối từ An Miên 1 ra Phong Trì. An Miên 1 và 2 cũng được sử dụng để chữa trị chứng thiếu ngủ, mất ngủ gây ra bởi dây thần kinh và tim mạch.

Trong khi đó, khi huyệt số 3 nằm phía sau lưng và huyệt số 4 nằm trên mắt cá chân. Hai huyệt vị trên hỗ trợ trị các thể thất miên hay bất mị gây nên bởi chứng nóng gan và viêm gan, tích lũy độc tố trong nội tạng.

Huyệt An Miên 1

Đây là huyệt An Miênchính thức” và được nhắc đến thường xuyên nhất. Huyệt 1 nằm ở vùng đầu, phía sau gáy và ngay bên dưới xương lồi. Đặc điểm:

  • Vị trí: Tại điểm giữa đường nối huyệt Ế phong và huyệt Ế minh (H. 110) .
  • Chủ trị: Chữa mất ngủ, chóng mặt, nhức nửa đầu trái hoặc phải, ù tai, rối loạn tiền đình, tâm thần phân liệt.
  • Phương thức châm cứu: Châm ngang, sâu 1 – 1.5 thốn.

Tác dụng phối hợp: Kết hợp với day ấn, châm cứu vào một số huyệt trên cơ thể như Nội quan, Tam Âm giao để điều trị mất ngủ; kết hợp các huyệt Nhân trung, Đại chu và Đào đạo để chữa chứng thần kinh suy nhược; phối hợp cùng với huyệt Khúc trì, Phong long để cải thiện chứng đau đầu.

Huyệt An Miên 2

Huyệt An Miên thứ 2 được biết đến với tên gọi khác là huyệt Trấn Tịnh cũng có tác dụng giải toả căng thẳng tinh thần để trị khó ngủ, mất ngủ

  • Vị trí: Tại điểm chính giữa khi nối huyệt Phong Trì (Đ. 20) cùng với huyệt Ế Minh.
  • Chủ trị: Chữa khó ngủ, mất ngủ, stress, mệt mỏi, đau đầu, xuất huyết não, tâm thần phân liệt, bệnh Hysteria (chứng một rối loạn tâm thần khởi phát bởi những lo âu thái quá) .
  • Phương thức châm cứu: Châm mạnh và sâu 1 – 1.5 thốn.

Huyệt An Miên 3

An Miên số 3 được biết đến với tên gọi là huyệt Khí Suyễn. Huyệt đạo này chủ trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và phế quản đi kèm chứng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc gây khó thở.

  • Vị trí: Nằm tại Khe giữa đốt sống lưng số 7 – 8, sang ngang 2 thốn. Một cách xác định khác là từ huyệt Chí Dương ngang 1.5 thốn đến huyệt Cách Du (Bq 17) và ra tiếp 0.5 thốn là An miên 3 (H. 114) .
  • Chủ trị: Chữa mất ngủ, thần kinh bồn chồn, lo lắng và khó ngủ về đêm do mệt mỏi nội tạng
  • Phương thức châm cứu: Châm xiên, sâu 0.5 – 1 thốn.

Huyệt An Miên 4

Huyệt vị An Miên thứ 4 này được gọi là can viêm điểm với công dụng trị viêm gan và nóng gan gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu về ban đêm, dẫn đến khó ngủ hoặc mất ngủ thường xuyên. 

  • Vị trí: Đỉnh mắt cá chân phải tiến đến 4.5 thốn, tức từ huyệt Tam Âm Giao (Ty 6) đi lên 1.5 thốn gọi là huyệt vị thứ 4 (H. 122) .
  • Chủ trị: Chữa mất ngủ, giảm căng thẳng gây nên bởi các bệnh về gan.
  • Phương thức châm cứu: Châm bằng kim, sâu 1.5 – 2 thốn.

Cách Day Bấm Huyệt Điều Trị Mất Ngủ

Huyệt An Miên trường được day ấn và châm cứu sử dụng các phương pháp bấm huyệt, châm cứu điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ kéo dài hoặc mãn tính.

Khi tiến hành bấm huyệt tại nhà (khu vực chung của An Miên 1 và 2) , bạn nên áp dụng phương pháp xác định vị trí và thực hiện như sau:

1. Day ấn: 

  • Vị trí huyệt An Miên 1 và 2 nằm sau vùng gáy, giữa điểm sau dái tai tiếp giáp với đường chân tóc sau cổ, bên dưới xương lồi. 
  • Bạn có thể xác dụng bằng cách đặt ngón cái hoặc ngón trỏ ra phía sau của 2 bên dái tai, sau đó đưa ngón tay khoảng 1 – 2 cm ra sau phần xương lồi ra sau gáy. 
  • Sau khi xác định được vị trí, day ấn một cách từ từ và chậm rãi, mỗi bên khoảng 15 lần cho đến khi thấy ấm lên vùng cổ.
Cách Day Bấm Huyệt Điều Trị Mất Ngủ
Cách Day Bấm Huyệt Điều Trị Mất Ngủ

2. Xoa bóp: 

  • Một cách khác là nằm nghiêng hoặc nằm sấp, ép nhẹ cằm hướng lên, dùng ngón tay cái áp vào trên vai dưới cổ, ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng từ sau dái tai xuống vai rồi xoa bóp ngược lại cho tới khi thấy vùng cổ nóng lên.

Các Lưu Ý Khi Bấm Huyệt

  1. Kiên trì ấn huyệt hoặc massage đều đặn ngày 1 – 2 lần, mỗi huyệt khoảng 1 – 2 phút, nhất là đối với người mất ngủ kéo dài do căng thẳng thần kinh trung ương.
  2. Hạn chế dùng các chất kích thích có chứa Caffein như trà, cà phê, rượu, thuốc lá, . ..
  3. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, kết hợp làm việc và ngủ nghỉ điều độ.
  4. Nên ăn bữa tối khoảng 2 – 3 giờ trước khi ngủ vào ban đêm, cách khi ngủ 30 phút có thể uống cà phê, các loại sinh tố tốt cho sức khoẻ hoặc nước nóng.
  5. Nên kết hợp phương pháp xông thảo dược bằng gừng, nghệ, mật ong hoặc tinh dầu hỗ trợ an thần mỗi tối với nước nóng giúp bạn ngủ sâu hơn.

Trên đây là thông tin bổ ích về một số huyệt An Miên trên cơ thể và cách chữa mất ngủ kết hợp bấm huyệt hoặc châm cứu những huyệt đạo này. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các bệnh nhân có triệu chứng khó ngủ và mất ngủ về đêm thường xuyên hoặc lâu năm.