Huyệt Tỳ Du

Vị trí: Đang cập nhật
Tác dụng: Đang cập nhật
Rate this huyet-dao

Là một trong những huyệt đạo trên cơ thể. Theo Y Học Cổ Truyền, khi day bấm chính xác huyệt đạo có công dụng cải thiện một số bệnh lí như : Trị dạ dày viêm loét, dạ dầy đau, tiêu chảy mạn tính, gan viêm,… trong cơ thể con người. Vậy vị trí huyệt Tỳ Du nằm ở đâu?

HUYỆT TỲ DU

Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của huyệt vị này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết sau đây của Y Cổ Truyền!

Huyệt Tỳ Du Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi Huyệt Tỳ Du đó là: Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Tỳ, vì vậy gọi là Tỳ Du.

Xuất xứ

Thiên ‘Bối Du’ (Linh Khu 51).

Đặc tính

  • Huyệt thứ 20 của kinh Bàng Quang.
  • Huyệt Bối Du của kinh Túc Thái Âm Tỳ.
  • Thuộc nhóm huyệt tản khí Dương của Ngũ Tạng (Tố Vấn 32 và Linh Khu 51).

Vị Trí Huyệt Đạo Nằm Ở Đâu?

Vị Trí Huyệt Đạo Nằm Ở Đâu?

Dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 1,5 thốn, ngang huyệt Tích Trung (Đc.6).

Tham khảo thêm:

  1. Huyệt Thương Khâu
  2. Huyệt Tam Âm Giao
  3. Huyệt Âm Lăng Tuyền

Giải phẫu

Dưới da là cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau – dưới, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, tuyến thượng thận.

Thần kinh vận động cơ là nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây thần kinh gian sườn 11 và nhánh của dây sống lưng 11. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.

Tác Dụng Huyệt Đạo

Trợ vận hóa, điều Tỳ khí, trừ thủy thấp.

Chủ trị

Trị dạ dày viêm loét, dạ dầy đau, tiêu chảy mạn tính, gan viêm, sốt sét, bệnh xuất huyết mạn tính, phong ngứa, cơ bụng liệt.

Châm Cứu Huyệt Đạo Trị Bệnh

Châm xiên về cột sống 0,5– 0,8 thốn. Cứu 5–7 tráng. Ôn cứu 10 – 20 phút.

Phối hợp huyệt:

1.Phối Vị (Trung) Quản (Nh.12) trị da vàng, hoàng đản (Thiên Kim Phương).

2.Phối Đại Trường Du (Bq.25) trị ăn nhiều mà vẫn gầy (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Ấn Bạch (Ty.1) + Can Du (Bq.18) + Thượng Quản (Nh.13) trị thổ huyết, chảy máu cam (Châm Cứu Tụ Anh).

4.Phối Chiếu Hải (Th.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Quan Xung (Ttu.1) + Trung Quản (Nh.12) trị tiêu khát (Châm Cứu Đại Toàn).

5.Phối Vị Du (Bq.21) ăn nhiều mà vẫn gầy (Châm Cứu Đại Thành).

6.Phối Hội Dương (Bq.35) trị tả lỵ lâu ngày, Tỳ Thận đều hư (Châm Cứu Đại Thành).

7.Phối Can Du (Bq.18) + Thượng Quản (Nh.13) trị nôn ra máu, mũi chảy máu (Châm Cứu Đại Thành).

8.Phối Bàng Quang Du (Bq.28) trị ăn kém tiêu do Tỳ hư (Bách Chứng Phú).

9.Phối Thính Cung (Ttr.19) trị dưới tim lạnh (Bách Chứng Phú).

10.Phối cứu Can Du (Bq.18) + Thủy Phân (Nh.9) trị thủy thũng (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

11.Phối Cách Du (Bq.17) + Gian Sử (Tb.5) + Hành Gian (C.2) + Phục Lưu (Th.7) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).

12.Phối Chí Dương (Đc.10) + Công Tôn (Ty.4) + Vị Du (Bq.21) trị hoàng đản (Thần Cứu Kinh Luân).

13.Phối Bá Hội (Đc.20) + Thận Du (Bq.23) trị tiêu chảy lâu ngày gây ra hoạt thoát (Thần Cứu Kinh Luân).

14.Phối Khí Hải (Nh.6) + Lương Môn + Thiên Xu (Vi.25) + Thận Du (Bq.23) + Vị Du (Bq.21) trị khí tích (Thần Cứu Kinh Luân).

15. Phối Ngư Tế (P.10) trị bụng đau không ăn (Thần Cứu Kinh Luân).

16.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị Tỳ đản, miệng ngọt (Châm Cứu Phùng Nguyên).

17. Phối Thận Du (Bq.23) + Thủy Phân (Nh.9) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ủy Dương (Bq.39) trị phù thũng do hư (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

18.Phối Vị Du (Bq.21) trị bệnh ở trung tiêu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19.Phối Chương Môn (C.13) + Ốc Ế trị nuốt chua (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Thân Mạch (Bq.62) + Thượng Quản (Nh.13) trị dạ dày xuất huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).

21.Phối Cách Du (Bq.17) + Di Du + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Nhiệt Huyệt trị tiểu đường (Châm Cứu Học Thượng Hải).

22.Phối Đại Chùy (Đc.14) + Túc Tam Lý (Vi.36) + cứu Tam Âm Giao (Ty.6) trị chứng bạch tế bào giảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

23.Phối Vị Du (Bq.21) + Trung Quản (Nh.12) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị phản vị [ăn vào lại nôn ra] (Trung Hoa Châm Cứu Học).

24.Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Vị Du (Bq.21) trị san tiết (Trung Hoa Châm Cứu Học).

25.Phối Trung Quản (Nh.12) + Chương Môn (C.13) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tiêu chảy mạn (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Tham khảo

Thiên Thông Bình Hư Thực Luận ghi: “Bệnh hoắc loạn thích huyệt Du bàng (Thận Du, Chí Thất) 5 lần, thích túc Dương minh thượng bàng (Vị Du) 3 lần” (Tố Vấn 28, 54).

Thiên Thích Cấm Luận ghi: “Nếu châm Tỳ Du bừa bãi, gây tổn thương Tỳ, sẽ chết trong 10 ngày. Lúc mới phát động gây chứng nuốt nước miếng không ngừng” (Tố Vấn 52).

“Hoàng đản hay ngáp, hông sườn tức, muốn nôn: Tỳ Du chủ trị” (Giáp Ất Kinh).

“Sốt rét lâu ngày không khỏi, da vàng, gầy yếu, cứu huyệt Tỳ Du 7 tráng” (Loại Kinh Đồ Dực).

“Tỳ tiết màu đen: cứu Tỳ Du” (Thần Cứu Kinh Luân).

“Tỳ tiết, bụng đầy tức, tiêu lỏng, ăn vào là nôn ra: chọn Tỳ Du (Châm Cứu Phùng Nguyên).

Ghi chú

Không châm sâu quá vì có thể đụng gan và thận.

Tham khảo thêm:

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi về huyệt đạo, sẽ là kiến thức hữu ích đối với mọi người, từ đó có những cách châm cứu huyệt vị chính xác hơn để có thể cải thiện tình hình bệnh lý cơ thể.