Kinh Thủ thái âm phế là một kinh âm ở tay thuộc 12 đường kinh chính của cơ thể, ứng dụng để chữa các bệnh liên quan đến bản tạng của kinh, cũng như các bệnh lý thần kinh, cơ tại chỗ. Sau đây hãy cùng y cổ truyền tìm hiểu về đường kinh thủ thái âm phế trong bài viết dưới đây!
THỦ THÁI ÂM PHẾ
Để tìm hiểu sâu hơn về vị trí cũng như các công dụng của đường kinh này, mời mọi người cùng kham khảo bài viết dưới đây.
Kinh Thủ Thái Âm Phế Là Gì?
Kinh Thủ thái âm phế là một kinh âm ở tay thuộc 12 đường kinh chính của cơ thể, ứng dụng để chữa các bệnh liên quan đến bản tạng của kinh, cũng như các bệnh lý thần kinh, cơ tại chỗ.
Đường Đi Kinh Thủ Thái Âm Phế
Kinh thủ thái âm phế bắt đầu từ trung tiêu, đi xuống liên lạc với Đại trường, sau đó vòng lên dạ dày (qua môn vị, tâm vị), xuyên qua cơ hoành lên thuộc về tạng Phế. Từ đó tiếp tục lên thanh quản, họng, rẽ ngang xuống dưới hố nách rồi đi ở mặt ngoài cánh tay, đi phía ngoài kinh Tâm và Tâm bào.
Xuống khuỷu tay tiếp tục đi ở mặt trước cẳng tay, đến bờ trong trước đầu dưới xương quay, từ đây đi xuống bờ ngón cái và tận cùng ở tận cùng góc ngoài chân móng ngón tay cái tại huyệt Thiếu thương.
Từ huyệt Liệt khuyết tách ra 1 nhánh đi ở mu tay, tới góc móng ngón tay trỏ liên lạc với kinh Dương minh đại trường.
Các Huyệt Thuộc Đường Kinh Phế
- Trung phủ: huyệt Mộ của Phế
Vị trí: nằm ở liên sườn 2 rãnh delta ngực, từ bờ dưới xương đòn đo xuống 1 thốn trên rãnh delta ngực.
Cách châm: châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn; châm dưới da sâu 1 – 2 thốn. Cứu 5 mồi. Chủ trị: ho hắng, hen, tức ngực, đau bả vai.
Tác dụng phối hợp: với Thiếu xung trị đau ngực; với Đại chuỳ trị viêm phổi; với Nội quan trị cánh tay mát lạnh.
- Xích trạch: Huyệt Hội trong ngũ du huyệt
- Vị trí: Nằm trên nếp lằn khuỷu tay, huyệt ở rãnh nhị đầu ngoài, ngoài gân cơ nhị đầu trong, trong cơ ngửa dài.
- Cách lấy huyệt: Ngồi ngay ngắn, cánh tay đưa ngang ra, khuỷu tay hơi cong, trên khuỷu tay hiện rõ một gân lớn, ở cạnh ngoài gân đó (phía xương quay), có một chỗ lõm, đó là huyệt.
- Cách châm: châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn, có cảm giác tê, tức lan tới ngón tay, cánh tay trên. Cứu 5 mồi, hơ ngải 5 phút. Khêu nặn máu xung quanh huyệt đó có thể chữa viêm dạ dày, viêm ruột.
- Chủ trị: Cảm mạo, ho hắng, hen, khái huyết, sốt nóng, ho gà, chứng tức ngực, đau ngực, đau khuỷu tay, cánh tay.
Tác dụng phối hợp: với Khúc trì và Hợp cốc trị đau khớp khuỷu tay, co khuỷu tay cấp tính; với Thiếu trạch trị buồn bã vùng tim.
- Khổng tối: huyệt khích
- Vị trí: Từ lằn chỉ cổ tay(huyệt Thái uyên) đo lên 7 thốn, trên đường nối từ Xích trạch tới Thái uyên
- Cách lấy huyệt: co khuỷu tay, ngửa bàn tay, trên đường nối Xích trạch, Thái uyên, cách Xích trạch 5 thốn, cái Thái uyên 7 thốn, chỗ cạnh trong xương quay.
- Cách châm: châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 7 mồi, hơ ngải 5 – 10 phút.
- Chủ trị: ho, hen, khái huyết, ngón tay cứng đơ không co duỗi được.
Tác dụng phối hợp: với Thiên đột, Phế du trị ho hen; với Khúc trì, Phế du trị khái huyết.
- Liệt khuyết: huyệt lạc với kinh đại trường
Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 0.5 thốn, nằm ở phía ngoài xương quay
- Cách lấy huyệt: ngồi ngay hoặc nằm ngửa lấy huyệt. Người bệnh mở ngón trỏ và ngón cái cả hai bàn tay, giao nhau cho ngón trỏ qua mô cái phía lòng bàn tay, đầu ngón trỏ kia đặt lên mô cao đầu xương quay. Chỗ đầu ngón trỏ ấn vào xương quay là huyệt, chỗ đó bờ xương hơi lõm.
- Cách châm: châm mũi kim hơi chếch về phía khuỷu tay, sâu 0,3 – 0,5 thốn, cảm giác đau tê đến bàn tay hoặc cẳng tay. Cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 phút.
- Chủ trị: cảm mạo, ho hắng, đau đầu, đau răng, gáy cổ cứng đau, sưng đau hầu họng, mồm miệng méo lệch, người già đái nhiều.
Tác dụng phối hợp: với Hậu khê trị đầu và gáy đau; với Chiếu hải trị ho hen.
- Kinh cừ: Huyệt kinh
- Nằm ngang với mỏm trâm xương quay ở thốn khẩu
- Cách châm: châm đứng hoặc chếch sâu 0,3 – 0,5 thốn, tránh động mạch. Cấm cứu.
- Chủ trị: ho hắng, hen suyễn, đau ngực, hầu họng sưng đau, cổ tay đau.
- Huyệt Thái uyên: huyệt nguyên của kinh Phế, huyệt hội của mạch, huyệt du trong ngũ du huyệt
- Cách lấy huyệt: ngửa bàn tay, ở chỗ lõm trên nếp gấp thứ nhất cổ tay, chỗ có động mạch quay đập.
- Cách châm: hướng mũi kim vào phía giữa cổ tay, châm đứng kim, sâu 0,2 – 0,3 thốn, tránh động mạch. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: hen, hầu họng sưng, đau ngực, truỵ mạch, ho hắng, mất ngủ.
Tác dụng phối hợp: với Nội quan trị đau ngực, tim đập quá nhanh; với Liệt khuyết trị phong đờm, ho hắng.
- Ngư tế: huyệt huỳnh
- Nằm ở trong xương đốt bàn tay 1, giữa mô cái.
- Cách lấy huyệt: Lòng bàn tay ngửa, từ tâm bàn tay kẻ vuông góc với cạnh ngoài xương bàn ngón một, huyệt ở 1/4 đường nối đó, từ phía ngoài vào.
- Cách châm: châm sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
- Chủ trị: sốt, ho, đau sườn ngực, đau hầu.
- Tác dụng phối hợp: với Dịch môn trị đau hầu.
- Thiếu thương: huyệt tỉnh trong ngũ du huyệt
- Nằm ở góc trong chân móng tay cái
- Cách lấy huyệt: bàn tay hơi nắm, ngón cái thẳng tự nhiên.
- Cách châm: mũi kim hơi hướng về phía trên châm chếch sâu hơn 0,1 thốn, nói chung thường dùng kim 3 cạnh chích máu.
- Chủ trị: chảy máu mũi, nôn oẹ, ho, sốt, đau mắt đỏ cấp, ho gà, động kinh, đột nhiên choáng, quay cuồng, (thi quyết) hầu họng sưng đau, viêm amiđan.
- Tác dụng phối hợp: với Thương dương, chích nặn máu trị hầu họng sưng đau
Kết luận
Như ở trên chúng tôi đã chia sẻ về đường kinh và những cơ quan huyệt được nằm trên đường kinh này một cách đầy đủ nhất…
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: