Củ bình vôi là một vị thuốc đông y được nhiều danh y ghi chép và lưu lại. Vậy củ bình vôi có tác dụng gì? Bài viết sau đây y cổ truyền xin chia sẻ đến bạn một số thông tin về vị thuốc đông y này.
CỦ BÌNH VÔI
Củ bình vôi chữa gút là một trong những bài thuốc từ dân gian trị gout hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Vậy thực sự củ bình vôi có tác dụng làm giảm các cơn đau do gout hay giảm bệnh gout theo cơ chế nào, cách thực hiện ra sao?
Giới Thiệu Về Bình Vôi-Dấu Hiệu Nhận Biết
Cây bình vôi là một loại cây thân là dây leo có màu xanh và thân leo khá cao. Thông thường thân cây có chiều dài 6m. Thân cây nhẵn và có xu hướng hơi xoắn. lá cây thì mọc xen kẽ. Những vị trí không có lá hay lá bị rụng sẽ xuất hiện hoa.
Quả hạch của cây bình vôi có hình cầu dẹt và màu sắc hơi ngả đỏ. Phần củ xuất hiện ngay cạnh rễ là bộ phận chính được điều chế thành vị thuốc đông y sử dụng chữa bệnh. Cây này có đặc điểm thích ánh sáng. Nhờ đặc tính ưa sáng nên có thể được dùng làm dấu hiệu để tìm kiếm loại cây này. Tại các khu rừng núi đá vôi khu vực tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và một số vùng núi khu vực phía Tây Bắc có thể tìm và khai thác củ này.
Tên khác: Củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên.
Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers.
Họ: Tiết dê Menispermaceae.
Tham khảo thêm
- Mô tả toàn cây
- Dây leo, thường xanh, sống lâu năm, dài 2-6 m. Thân nhẵn, hơi xoắn vặn.
- Rễ củ to, có thể nặng đến 50 kg, vỏ ngoài xù xì, màu nâu đen.
- Lá mọc so le, có cuống dài dính vào trong phiến khoảng 1/3, phiến lá mỏng, gần hình tròn có cạnh hoặc tam giác tròn, gân lá xuất phát từ chỗ dính ở cuống lá, hình chân vịt, nổi rõ ở mặt dưới lá, 2 mặt nhẵn, mép hơi lượn sóng.
- Cụm hoa mọc thành xim tán ở kẽ lá hoặc những cành già đã rụng lá; hoa đực và hoa cái khác gốc; hoa đực có 5-6 lá đài; 3-4 cánh hoa màu vàng cam, nhị 3-6, thường là 4; hoa cái có 1 lá đài, 2 cánh hoa, bầu hình trứng.
- Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt màu đỏ khi chín; hạt cứng, hình móng ngựa có những hàng vấn ngang dạng gai, 2 mặt bên lõm, ở giữa không có lỗ thủng.
- Mùa hoa: tháng 4-6, mùa quả: tháng 8-10
- Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Củ được thua hái quanh năm làm thuốc. Sau khi thu hái về, người ta thái mỏng phơi khô sắc nước uống hoặc ngâm rượu. Vì củ bình vôi mọng nước, nên khi phơi khô 5kg tươi mới được 1kg khô.
- Bộ phận làm thuốc bào chế
- Bộ phận dùng: Rễ củ đã phơi hay sấy khô, mặt ngoài màu đen, hình dạng không nhất định.
- Chế biến: Rễ củ sau khi được thu hái vào mùa thu – đông (lúc này hàm lượng hoạt chất cao nhất), cạo sạch vỏ ngoài, thái lát, phơi trong râm cho khô. Có thể dùng dược liệu khô để chiết hoạt chất tác dụng. Có nơi, người ta dùng rễ củ tươi xát hoặc giã nhỏ, ép lấy nước, rồi từ nước này chiết lấy hoạt chất. Cách này thường được sử dụng khi phải vận chuyển dược liệu đi xa và mất nhiều thời gian).
- Bảo quản
Bảo quản củ bình vôi khô trong hũ thủy tinh hoặc bì nilong để không bị ẩm mốc.
Thành Phần Hóa Học Và Tác Dụng
- Năm 1940, Bùi Đình Sang đã chiết từ củ bình vôi mọc ở Việt Nam các chất tinh bột, dường khử oxy, ax.it malic, men oxydaza và một ancaloit với tỷ lệ 1,2 đến 1,5% (tính trên củ tươi), được Bùi Đình Sang đặt tên là rotundin.
- Năm 1944, Kondo (Nhật) đưa ra công thức khai triển của rotundin như sau với công thức thô là C13H19 (OCH3)3CH3N.
- Tại Ấn Độ, năm 1950 và 1952, Qiaudry G. R và s Siddiqui nghiên cứu và chiết từ củ cây Stephama glabra (Roxb.) Miers nhiều ancaloit và đặt tên là hyndarin C23H25O4N, stefarin C18H19O3N và xyckanin C38H42O6N2 trong đó hyndarin chiếm thành phần chủ yếu (chừng 30% hyndarin. 15-18% stefarin và rất ít xycleanin).
- Tác dụng y học hiện đại
- L-tetrahydropalmatin trong vị thuốc có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Chất này còn có tác dụng chống co giật, chống co thắt cơ vành, hạ huyết áp, điều hòa đường hô hấp.
- Cepharanthin trong bình vôi giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự thiếu hụt bạch cầu do dùng thuốc chống ung thư.
- Roemenin: Tê niêm mạc, giãn mạch gây hạ huyết áp.
- Tetrandrin gây hạ huyết áp, gây chẹn dòng Canxi, chống viêm và ức chế miễn dịch.
- Isotetradim có tác dụng chống viêm, giảm đau , hạ nhiệt.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô về tác dụng của hoạt chất Rotundin trong củ Bình vôi:
- Rotundin rất ít độc.
- Hoạt chất này có tác dụng trấn kinh.
- Tác dụng bổ tim.
- Tác dụng y học cổ truyền
- Vị đắng, ngọt, tính lương.
- Quy kinh Can, Tỳ.
- Chủ trị: Trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, đau dạ dày, ho nhiều đờm… Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Tác Dụng Dược Lý
- Tác dụng dược lý của rotundin đã được nghiên cứu trong nước ta (Revue médicochirurgicale franca Use d “Extreme-orient, 4-1944, 430-433), tại Liên Xô cũ (Dược lý học và độc chất học, 3- 1961), Rumani (1963) và Trung Quốc (Dược học thông báo, 1965). Sau đây là một số kết quả:
- Rotundin rất ít độc: Tiêm vào mạch máu một con thỏ với liều cao hơn 30mg/1kg thể trọng, con thỏ chỉ mệt 1-2 ngày, đồng tử bị liệt nhất thời rồi lại hết.
- Tác dụng trấn kinh rõ rệt trên nhu động vị tràng. Trên mẩu ruột lấy riêng, nó gây hiện tượng giảm khẩn rõ rệt mà vẫn duy trì sự co bóp điều hoà và kéo dài. Có thể dùng chữa những trường hợp tăng nhu động và ống tiều hoá bị giật.
- Tác dụng điều hoà đối với tim và bổ tim nhẹ.
- Còn có các dụng điều hoà hô hấp có thể dùng chữa hen hay chữa nấc.
- A. Trutêva (Liên Xô cũ, 1961) còn chứng minh tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp.
Công Dụng Và Liều Dùng
- Trong nhân dân củ bình vôi thái nhỏ, phơi khô được dùng dưới dạng sắc, ngâm rượu chữa hen, ho lao, lỵ, sốt, đau bụng, ngày uống 3 đến 6g. Có thể tán bột, ngâm rượu 40° với tỷ lệ 1 phần bột 5 phần rượu, rồi uống với liều 5 đến 15ml rượu một ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống.
- Rotundin clohydrat được dùng làm thuốc trấn kinh, trong các trường hợp mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau tim, đau dạ dày, hen. Ngày dùng 0,05g đến 0,10g dưới dạng thuốc bột, thuốc viên. Có thể chế thành dạng tiêm 0,05g rotundin clohydrat hay sunfat trong ống 5ml (vì muối rotundin ít tan trong nước).
- Trẻ con dùng với liều lượng 0,02g đến 0,025g đối với trẻ 1-5 tuổi, 0,03g đến 0,05g đối với trẻ 10 tuổi.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm Từ Bình Vôi
- Trị mất ngủ
Hạt Sen, Long nhãn, nhân hạt Táo chua (sao) mỗi vị 10 – 15 g. Củ Bình vôi 8g, lá Vông nem 12 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
Hoặc Bình vôi, Lạc tiên, Vông nem, mỗi vị 12 g. Liên tâm 6 g, Cam thảo 6 g, sắc uống, ngày 1 thang.
- Trị suy nhược thần kinh
Bình vôi, Câu đằng, Thiên ma, Viễn chí, đồng lượng 12 g. Sắc uống, ngày 1 thang.
- Trị đau dạ dày, loét dạ dày
Bình vôi, Dạ cẩm, Khổ sâm cho lá, Xa tiền tử, mỗi vị 12 g. Sắc uống, ngày 1 thang.
- Trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính
Bình vôi, Huyền sâm, Cát cánh, mỗi vị 12 g, Trần bì 10 g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Nơi Mua Bán Vị Thuốc Bình Vôi Đạt Chất Lượng Ở Đâu?
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc mua loại cây này thì hãy liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
Thông tin liên hệ:
- Họ và tên: Lê Hồng Quang
- Địa chỉ: 78/15 Phùng Hưng – Nha Trang – Khánh Hòa
- Sđt: 0973561397
- Website: ycotruyen.vn
- Email: [email protected]
Tham khảo thêm
Kết luận
Bình vôi là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày.
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y Học Cổ Truyền là dự án website thuộc quản lý và phát triển bởi Y Sĩ Lê Hồng Quang. Website chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các bài viết và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Y Học Cổ Truyền. Chúng tôi tập trung vào các hạng mục như: BÀI THUỐC, CÂY THUỐC, HUYỆT ĐẠO, CHỨNG BỆNH, SÁCH THUỐC, SÁCH Y HỌC, CẨM NANG, ...
Bài viết liên quan: