Huyệt Khí Huyệt

Huyệt Khí Huyệt
Huyệt Khí Huyệt là huyệt thứ 13 của kinh Thận, trong Y Học Cổ Truyền thường được sử dụng rộng rãi để điều trị một số bệnh về bụng như tiêu chảy, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới,…

HUYỆT KHÍ HUYỆT

Huyệt Khí Huyệt Là Gì?

Ý nghĩa tên gọi đó là: Khí xuất ra từ đan điền, huyệt ở bên cạnh huyệt Quan Nguyên (được coi là đan điền), vì vậy gọi là Khí Huyệt (Trung Y Cương Mục).

Tên gọi khác

Bào Môn, Tử Hộ.

Xuất xứ

Giáp Ất Kinh.

Đặc tính

  • Huyệt thứ 13 của kinh Thận.
  • Huyệt giao hội với Xung Mạch.

Xem thêm: Huyệt Phúc Kết

Vị Trí Huyệt Đạo

Từ huyệt Hoành Cốt (Th 11) đo xuống 3 thốn, cách tuyến giữa bụng 0,5 thốn, ngang huyệt Quan Nguyên (Nh 4) hoặc từ rốn xuống 3 thốn (huyệt Quan Nguyên), đo ra ngang 0,5 thốn.

Giải phẫu

  1. Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, ruột non hoặc bàng quang khi bí tiểu ít, tử cung khi có thai 4 – 5 tháng.
  2. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11 hoặc D12.

Xem thêm:

Huyệt Thiên Tỉnh

Hương Nhu

Tác Dụng Huyệt Đạo

Bổ ích Thận khí, điều cân mạch Xung và Nhâm, sơ lợi hạ tiêu.

Chủ trị

Trị kinh nguyệt bị rối loạn, tiêu chảy.

Cách Châm Cứu

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm: Huyệt Kiến Lý

Phối hợp huyệt

Phối Khí Hải (Nh 6) + Quan Nguyên (Nh 4) trị bụng dưới lạnh, mệnh môn hỏa suy, chân dương suy (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Ghi chú:

Huyệt bên trái gọi là Bào Môn, bên phải là Tử Hộ.

Xem thêm: Huyệt A Thị Huyệt

Qua những thông tin trên của chúng tôi, mọi người đã hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, từ đó có những cách tác động chính xác để cải thiện tình hình sức khỏe.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *