Tác Dụng Của Cây Xạ Đen – Cây Xạ Đen Chữa Bệnh Gì

Tác Dụng Của Cây Xạ Đen - Cây Xạ Đen Chữa Bệnh Gì

Cây xạ đen là một trong những loại thảo dược rất quý. Lá xạ đen có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư.

CÂY XẠ ĐEN

Vì vậy, cây xạ đen còn gọi là cây ung thư. Sau đây cùng y cổ truyền tìm hiểu về tác dụng của cây xạ đen trong bài viết sau đây!

Tổng Quan Về Cây Xạ Đen

Tổng Quan Về Cây Xạ Đen

Cây xạ đen hay còn gọi là cây ung thư (theo dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình), cây quả nâu, bách giải, bạch vạn hoa, thanh giang đằng, dây gối,...

Tên khoa học của xạ đen là Celastrus hindsii Benth et Hook, thuộc họ dây gối (Celastraceae).

Ở nước ta, cây dược liệu mọc nhiều ở khu vực rừng núi, đặc biệt là tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Ninh Bình.

ĐẶC Điểm Cây Xạ Đen

ĐẶC Điểm Cây Xạ Đen

Cây xạ đen là một loại thực vật dây leo và thân gỗ, dài khoảng 3 đến 10m. Xạ đen mọc thành bụi, nhưng cây non thường có màu xám nhạt và không có lông, còn cây trưởng thành thì có màu xanh nâu và nhiều lông.

Lá của cây xạ đen mọc so le, phiến lá hình bầu dục và đầu nhọn, chiều dài của lá khoảng từ 7 – 12cm, chiều rộng khoảng 3 – 5cm, mép lá có răng cưa ngắn. Cuống lá tương đối ngắn, chỉ từ 5 – 7mm.

Hoa của cây dược liệu có màu trắng, 5 cánh, thường mọc từng chùm ở nách hoặc ngọn lá, chùm hoa dài từ 5 – 10cm, còn cuống hoa dài khoảng 2 – 4mm. Quả xạ đen có hình giống quả trứng và dài khoảng 1cm. Quả thường có màu xanh, chuyển vàng khi chín và tách thành 3 mảnh. Cây xạ đen ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5 và có quả từ tháng 8 đến tháng 12.

Cách Phân Biệt Cây Xạ Đen Với Các Loại Cây Khác

Cách Phân Biệt

Nằm trong họ xạ còn có cây xạ trắng, xạ vàng, xạ lai, vì vậy người ta thường dễ nhầm lẫn các cây thuộc họ xạ với nhau. Tuy nhiên, xạ vàng và xạ đen là hai loại phổ biến nhất được dùng để làm dược liệu. Dưới đây là cách phân biệt cây dược liệu với những cây khác cùng họ:

  • Cây dược liệu: Cây tươi có lá dày và màu tím xanh, thân cây đậm màu. Sau khi phơi khô, lá cây bị nát nhưng không giòn, có mùi thơm nhẹ, thân cây chuyển sang màu đen và có mùi thơm.
  • Cây xạ vàng: Cây tương có lá mỏng và màu xanh, mép lá không có răng cưa. Sau khi phơi khô, lá cây rất dễ bị nát và giòn, thân cây chuyển sang màu trắng và không có mùi thơm.

Cây Dược Liệu Có Tác Dụng Gì?

Cây Dược Liệu Có Tác Dụng Gì?

Cây xạ đen hay còn gọi là cây ung thư vì thành phần hóa học của cây có khả năng ức chế tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư phổi.

  1. Tác dụng dược lý
  • Chống khối u: Các hợp chất polyphenol, flavonoid, quinone trong cây xạ đen có tác dụng ức chế tế bào ung thư phát triển, hóa lỏng tế bào ung thư để chúng dễ dàng bị tiêu hủy, từ đó chống hình thành khối u và di căn.
  • Chống oxy hóa: Các chất hóa học có trong cây thuốc có khả năng chống lại các gốc tự do và làm suy giảm những tác hại của gốc tự do đối với tế bào.
  • Chống nhiễm khuẩn: Đặc biệt, hợp chất saponin triterpenoid trong xạ đen có khả năng bảo vệ cơ thể trước tác nhân vi khuẩn xâm nhập.
  1. Tác dụng đông y
  • Điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chữa gan nhiễm mỡ làm vàng da
  • Giải độc, tiêu viêm, mụn nhọt trên da
  • Ổn định huyết áp, hoạt huyết
  • Giúp giải tỏa căng thẳng, an thần, tăng sức đề kháng
  • Chữa khối u
  • Trị các bệnh xương khớp, cột sống

Một Số Bài Thuốc Từ Cây Xạ Đen

Một Số Bài Thuốc Từ Cây Xạ Đen

Xạ đen là loại dược liệu có thể sử dụng được cả thân, cành và lá, dùng tươi hoặc khô đều được. Một số bài thuốc phổ biến từ cây dược liệu như:

  • Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh: Phơi khô và sao vàng xạ đen (15g), kim ngân hoa (12g), sau đó hãm lấy nước uống trong ngày.
  • Tăng cường đề kháng, giảm căng thẳng: Sắc lấy nước uống hàng ngày các loại dược liệu gồm xạ đen, nấm linh chi, giảo cổ lam (mỗi loại 15g).
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Nấu 2 lít nước với xạ đen (50g gồm lá và thân cây), mật nhân (10g), cà gai leo (30g) rồi lọc lấy nước uống hàng ngày.
  • Giải độc gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng chống ung thư: Nấu 1,5 lít nước với xạ đen và xạ vàng (mỗi loại 100g), cây B1 (30g), cây máu gà (kê huyết đằng) để uống trong ngày. Hoặc cũng có thể nấu với xạ đen (70g bao gồm lá và thân cây) sau đó lọc rồi để nguội uống hàng ngày.
  • Cầm máu, chữa mụn nhọt: Vệ sinh da sạch sẽ rồi lấy khoảng 3 – 5 lá xạ đen còn tươi đã giã nát đắp lên, sau đó băng lại để tránh nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư gan, ung thư phổi: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm xạ đen và hoàn ngọc (mỗi loại 50g), bán chi liên (10g), bạch hoa xà (20g). Nên uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút và uống 2 lần/ngày.

Một Số Lưu Ý Khi Dùng Cây Xạ Đen Dược Liệu

Một Số Lưu Ý Khi Dùng

  • Không dùng vượt quá liều lượng cho phép vì có thể làm tụt huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt.
  • Thuốc hoặc trà từ cây xạ đen sau khi nấu hoặc hãm cần pha vừa đủ, đúng liều lượng và dùng hết trong ngày. Tránh để thuốc qua đêm khi sử dụng sẽ làm đau bụng, đi ngoài và đầy bụng.
  • Xạ đen có tác dụng an thần và chữa mất ngủ nên có thể gây ngủ gà, ngủ gật.
  • Không nên sử dụng đối với người bị bệnh thận vì có thể làm suy thận.
  • Không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc phối hợp với các loại dược liệu khác để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là những đối tượng không được sử dụng, nếu muốn dùng xạ đen để điều trị các bệnh ung thư cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Không sử dụng thức uống có cồn, các loại thực phẩm như cà pháo, đậu xanh, măng chua, rau muống,… khi uống dược liệu vì có thể làm giảm tác dụng.

Kết luận

Cây xạ đen là loại thuốc nam rất quý nhờ đặc tính phòng chống bệnh ung thư. Ngoài ra, cây còn có tác dụng an thần, giải tỏa căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch và điều trị các bệnh về gan,…

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *