Huyệt Giác Tôn Có Công Dụng Gì ? Vị Trí Và Cách Châm Cứu

Huyệt Giác Tôn

Huyệt Giác Tôn là huyệt đạo thứ 20 thuộc Tam tiêu kinh (TE 20), Trong Đông Y dùng để trị bệnh và có hiệu quả rất tốt cho cơ thể con người.

HUYỆT GIÁC TÔN

Mời bạn đọc kham khảo những thông tin bên dưới được chúng tôi tổng hợp để có thể hiểu rõ hơn về vị trí huyệt Giác Tôn cũng như những tác dụng của  huyệt đạo này.

Huyệt Giác Tôn Là Gì?

Tên gọi:  “Giác” có nghĩa là góc (của sọ). “Tôn” có nghĩa là cháu, ở đây chỉ những tôn lạc.

Huyệt nằm ở gần góc của vùng Thái dương ngay trên đỉnh tai. Một nhánh của Tôn lạc xuất phát từ huyệt này và uốn cong xuống dưới má. Do đó có tên là Giác tôn.

Vị trí:

  1. Ở giữa góc trên của vành tai, há mồm có chỗ lõm (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
  2. Ép sát vành tai vào đầu huyệt ở trên chân tóc, ngay chỗ cao nhất của vành tai áp vào đầu.

Tác Dụng Của Huyệt Giác Tôn

  • Tại chỗ: Đau, sưng loa tai.
  • Theo kinh: Mờ mắt, đau răng, sưng lợi răng, nhai khó, quai bị.

Chú ý: Khi cứu không được gây bỏng.

Tác dụng của huyệt giác tôn khi phối hợp: 

Cách châm Cứu

Châm xiên 0, 3 – 0, 5 thốn – Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Chú ý: Lỡ bị ngộ châm, dễ sinh ra não xung huyết làm người bịnh hôn mê (ngất), nên châm huyệt Tam Dương Lạc để giải cứu. Châm cạn, tối đa sâu 0, 5 thốn, hướng mũi kim về phía dưới, dùng thủ pháp nhẹ.

Qua những thông tin trên, mọi người đã nắm rõ hơn về huyệt đạo Giác Tôn. Từ đó có những cách chữa trị đúng đắn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *